8. Cấu trúc của đề tài
2.5. Nội dung của các bài tập
Nội dung bài tập thực nghiệm phát hiện: Chúng tôi xây dựng 3 bài tập nhằm đánh giá khả năng tri giác thị giác của trẻ. Đó là các hình vẽ về các đồ vật quen thuộc quanh trẻ, các hình hình học cơ bản… Cụ thể như sau:
Bài tập 1: Nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết, phân biệt về hình dạng, kích thước, tính chất, hướng và vị trí của các đối tượng. Bài tập này gồm 15 loại hình ảnh. Có 15 hình mẫu phía trái của tờ giấy, và bên phải của hình mẫu có 4 hình để chọn, trong đó có 1 hình giống mẫu. Trẻ phải chọn ra 1 hình giống mẫu và tơ màu vào hình đó.
Bài tập 2: Nhằm phát hiện khả năng nhận biết các hình ảnh bằng mắt và thể hiện lại các hình ảnh đó (bằng cách vẽ) của trẻ. Có 5 hình là những hình hình học phức hợp. Mẫu là loạt hình phía trái của tờ giấy. Phía phải của mẫu là 4 hình chưa hồn thiện. Nhiệm vụ của trẻ là vẽ tiếp vào những hình đó sao cho giống mẫu.
Bài tập 3: Nhằm tìm hiểu khả năng tri giác về hướng và vị trí của đối tượng. Lý do chúng tơi đưa ra bài tập khảo sát về khả năng này của trẻ bởi việc nhận biết, phân biệt về hướng và vị trí có liên hệ mật thiết với khả năng học tập của trẻ ở trường phổ thông, đặc biệt là khả năng học đọc. Bài tập này gồm 2 loạt hình, mỗi loạt hình gồm 4 hình mẫu và 12 hình giống 4 mẫu đó. 4 hình mẫu được tơ 4 màu: màu xanh nước biển, màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng. Nhiệm vụ của trẻ là chọn những hình giống mẫu và tơ màu giống màu của hình mẫu.
Cách tiến hành: Chúng tơi tiến hành thực nghiệm phát hiện trên 100 trẻ theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 - 7 trẻ, mỗi trẻ ngồi một bàn trong phòng riêng. Phòng cho trẻ ngồi phải đảm bảo yên tĩnh để trẻ không bị phân tán tư tưởng.