6 Cách đánh giá

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 43)

- Cách tính điểm cho các bài tập:

Bài 1: Mỗi hình ảnh chọn đúng được 1 điểm. Nếu chọn 1 hình đúng kèm theo một hình chọn sai thì khơng được tính điểm. Tổng điểm của bài tập 1 là 15 điểm.

Bài 2: Mỗi hình vẽ đúng được 1 điểm. Tổng điểm của bài tập 2 là 20 điểm. Bài 3: Mỗi hình tơ màu đúng được 1 điểm Tổng điểm của bài tập 3 là 24 điểm. Điểm tối đa của 3 bài tập: 59 điểm

Chúng tôi đánh giá khả năng tri giác thị giác của trẻ theo tiêu chí chính xác.

Thang điểm như sau:

Trẻ đạt từ 45 –59 điểm: khả năng tri giác thị giác đạt mức độ chính xác cao. Trẻ đạt từ 25 – 44 điểm: Khả năng tri giác thị giác đạt mức độ trung bình. Trẻ đạt từ 24 điểm trở xuống: Khả năng tri giác thị giác đạt mức độ yếu.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) tại trường Mầm non Hoa Ban và trường Mầm non 20 – 10 (Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng) bằng hệ thống bài tập đo khả năng tri giác thị giác của trẻ. Kết quả như sau:

2.7. Kết quả khảo sát

2.7.1. Kết quả của việc thiết kế trò chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

a. Kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Kết quả đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi học tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non (được thể hiện qua bảng 1).

Bảng 1: Kết quả nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non.

STT Vai trò Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 24/30 80

2 Quan trọng 06/30 20

3 Bình thường 0 0

4 Không quan trọng 0 0

Từ kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết giáo viên tham gia nghiên cứu chiếm (100%) đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5- 6 tuổi trong đó có 24/30 (chiếm 80%) đánh giá rất cao tầm quan trọng này. Khơng có giáo viên nào phủ nhận vai trò của việc phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ.

Điều này chứng tỏ việc phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non cũng đã được giáo viên quan tâm trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

b. Kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên về trò chơi tâm vận động

Có 10/30 giáo viên chiếm 33,33% đã từng được nghe (hoặc có hiểu biết) về phạm trù trị chơi tâm vận động. Tuy nhiên, họ chỉ có nghe nói đến trị chơi tâm vận động chứ khơng được thường xuyên tiếp xúc với khái niệm này. Họ đã nghe, đã biết về tâm vận động qua một vài kênh thơng tin nào đó. Khi trao đổi với những giáo viên này chúng tôi thấy rằng một số họ chưa thực sự nắm bắt rõ ràng về vấn đề này. Đó là một phạm trù có vẻ như mơ hồ. Có 20/30 giáo viên chiếm 66,67% chưa bao giờ được nghe về phạm trù trò chơi tâm vận động (trong đó có một số giáo viên có thâm niên lâu năm trong ngành học mầm non). Có thể đây là một phạm trù mới và phức tạp, vì vậy giáo viên cũng chưa nắm bắt được nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là vấn đề tâm vận động và trò chơi tâm vận động chưa thực sự đến với nhiều giáo viên mầm non nên một phần khơng nhỏ trong số họ khơng có một ý niệm nào về vấn đề này.

Quan niệm của giáo viên về trò chơi tâm vận động được thể hiện qua bảng 2

Bảng 2: Quan niệm của giáo viên về trò chơi tâm vận động

STT Quan niệm về trò chơi tâm vận động Số lượng Tỷ lệ %

1 Là trò chơi phát triển tâm lý

4/30 13.33

2 Trò chơi phát triển tâm lý – vận động 6/30 20.00

3 Trị chơi phát triển tồn diện: nhận thức – tình cảm

– vận động 20/30 66.67

Được hỏi về khái niệm trị chơi tâm vận động, có 4/30 giáo viên chiếm 13,33% trả lời đó là những trị chơi nhằm phát triển yếu tố tâm lý. Đây là cách hiểu thể hiện nhiều điểm thiếu sót.

6/30 giáo viên chiếm 20% cho rằng trò chơi TVĐ là những trò chơi phát triển tâm lý – vận động. Như vậy, theo cách suy diễn của GV, “tâm” là tâm lý, còn “vận động”

chính là trị chơi vận động, vì vậy tâm vận động sẽ hướng đến mục đích phát triển tâm lý và vận động cho trẻ. Cách hiểu này có phần đúng, nhưng chưa đầy đủ.

20/30 giáo viên chiếm 66,67% cho rằng trò chơi tâm vận động là trò chơi phát triển nhận thức – tình cảm – vận động. Đây là quan niệm chính xác loại trị chơi này. Như vậy, dù nhiều người chưa biết đến trò chơi tâm vận động nhưng cách nhìn nhận của họ về vấn đề này lại rất đúng đắn. Chúng tôi cho rằng nếu được tiếp cận với khái niệm này một cách đầy đủ thì các giáo viên sẽ tổ chức rất tốt trò chơi tâm vận động cho trẻ ở trường mầm non.

Như vậy, các ý kiến của giáo viên cho thấy các cơ giáo cũng đã có những nhận thức đúng đắn về khả năng tri giác thị giác của trẻ. Họ đánh giá cao vai trò của khả năng này đối với cuộc sống cũng như trong học tập của trẻ. Họ cũng có quan tâm đến các hình thức, hoạt động để tổ chức rèn luyện khả năng đó cho trẻ.

Nhận thức của giáo viên về trị chơi tâm vận động chưa tốt. Có sự bỡ ngỡ, lúng túng khi gặp phạm trù này. Có thể đây là một khái niệm ít được nhắc đến nên họ chưa quan tâm nhiều. Thường là các cô giáo suy diễn theo lơgic của mình về các vấn đề có liên quan đến trị chơi tâm vận động.

c. Kết quả đánh giá của giáo viên về các loại trò chơi phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 3: Kết quả đánh giá của giáo viên về các loại trò chơi phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Loại trò chơi Ý kiến lựa chọn

1 Trò chơi học tập 18/30

2 Trò chơi Lắp ghép – Xây dựng 20/30

3 Trò chơi tâm vận động 12/30

4 Trò chơi vận động 11/30

5 Trị chơi khác 8/30

Có 3/30 giáo viên chiếm 10% cho rằng trò chơi học tập là loại trò chơi phát triển khả năng tri giác thị giác tốt nhất cho trẻ.

Có 6/30 giáo viên chiếm 20% cho rằng trò chơi lắp ghép – xây dựng là loại trò chơi phát triển khả năng tri giác thị giác tốt nhất cho trẻ.

6/30 giáo viên chiếm 20% cho rằng trò chơi tâm vận động là loại trò chơi phát triển khả năng tri giác thị giác tốt nhất cho trẻ.

5/30 giáo viên chiếm 16,67% cho rằng những trò chơi phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ là trò chơi học tập, trò chơi vận động và trò chơi lắp ghép – xây dựng.

6/30 giáo viên chiếm 20% có suy nghĩ rằng để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ cần 4 loại trò chơi: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi lắp ghép – xây dựng và trò chơi tâm vận động.

3/30 giáo viên chiếm 10% cho rằng trò chơi học tập và trò chơi lắp ghép – xây dựng là hai loại trò chơi giúp khả năng tri giác thị giác của trẻ phát triển tốt nhất.

1/30 giáo viên chiếm 3,33% cho rằng hai trò chơi là trò chơi học tập và trò chơi lắp ghép – xây dựng giúp phát triển tốt nhất khả năng tri giác thị giác cho trẻ.

Ngồi ra, một số giáo viên cịn bổ sung thêm trị chơi đóng vai theo chủ đề (8/30 giáo viên), cho rằng đây cũng là trò chơi giúp cho khả năng tri giác thị giác của trẻ phát triển.

Các số liệu trên cho thấy ý kiến của giáo viên khơng tập trung vào một loại trị chơi nhất định để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi. Nhìn chung, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có thể nói rằng khả năng tri giác thị giác của trẻ được phát triển trong nhiều loại trị chơi. Nhưng chúng tơi cho rằng một loại trò chơi phát triển tốt khả năng này là loại trị chơi tâm vận động thì cũng khơng nhiều giáo viên chú ý tới. Có lẽ do các cô giáo chưa nắm rõ được bản chất của loại trò chơi này nên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, mặc dù trên thực tế đã có nhiều trị chơi được xây dựng và tổ chức theo hướng các trò chơi tâm vận động rồi.

d. Kết quả đánh giá việc thiết kế trò chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Kết quả đánh giá của giáo viên về việc thiết kế trò chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (được thể hiện qua bảng 4).

Bảng 4: Kết quả đánh giá của giáo viên về việc thiết kế trò chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

STT Cách thực hiện Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Thường xuyên thực hiện 4/30 13,33

2 Thỉnh thoảng 15/30 50

3 Không thực hiện 11/30 36,67

Từ kết quả thu được cho thấy: Do nhận thức của giáo viên về trò chơi tâm vận động và vai trò của trò chơi tâm vận động đối với việc phát triển tri giác thị giác cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi ở trường mầm non chưa tốt nên việc thiết kế trò chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi chưa được giáo viên thường xuyên thực hiện trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

2.7.2. Kết quả mức độ khả năng tri giác thị giác của trẻ 5 – 6 tuổi theo 3 bài tập

Để có được kết quả mức độ khả năng tri giác thị giác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thơng qua hệ thống bài tập là các trị chơi tâm vận động mà chúng tôi đã xây dựng và thực hiện trên trẻ. Kết quả được thể hiện trong bảng 5

Bảng 5: Kết quả mức độ khả năng tri giác thị giác của trẻ 5 – 6 tuổi.

Mức độ Trường

Cao Trung bình Yếu 

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Mầm non 20-10 27 27 18 18 5 5

43

Mầm non Hoa Ban 25 25 21 21 4 4

Mức độ cao Mức độ TB Mức độ yếu

Mầm non 20 - 10 27 18 5

Mầm non Hoa Ban 25 21 4

0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ Mức độ

Biểu đồ số 1: Biểu đồ kết quả mức độ khả năng TGTG của trẻ 5 - 6 tuổi của trường 20-10 và trường Hoa Ban

Mầm non 20 - 10 Mầm non Hoa Ban

Qua bảng 5 và biểu đồ số 1, ta thấy:

Kết quả mức độ khả năng tri giác thị giác của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 trường không chênh lệch nhiều.

Số trẻ đạt mức độ cao là 52 trẻ chiếm 52%, số trẻ đạt mức độ trung bình là 39 trẻ chiếm 39%, số trẻ đạt mức độ yếu là 9 trẻ chiếm 9%.

Căn cứ vào kết quả trên, chúng ta thấy số trẻ đạt mức độ cao chiếm 52%, số còn lại đạt mức độ trung bình và yếu. Điểm trung bình là 43,0 điểm cho thấy khả năng tri giác thị giác của những trẻ được nghiên cứu đạt mức độ trung bình cận trên theo tiêu chuẩn đánh giá mà chúng tôi xây dựng.

Số trẻ đạt mức độ cao chiếm 52%. Có thể đánh giá đây là con số rất đáng mừng, bởi khả năng tri giác thị giác có liên quan đến rất nhiều khả năng khác của trẻ, đặc biệt là khả năng học đọc của trẻ ở trường phổ thông. Các trẻ này là có kết quả thực hiện bài tập rất tốt, ít nhầm lẫn, có cháu có kết quả bài tập chính xác 100% như cháu Nguyễn Thảo My (lớp mẫu giáo lớn 4 trường Mầm non 20 - 10), Phạm Đình Giáp (mẫu giáo lớn 3 trường Mầm non 20 - 10). Qua quan sát chúng tôi thấy rằng những cháu đạt mức độ cao là những cháu nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng tập trung chú ý cao, khả năng quan sát tốt, nhạy bén. Việc hoàn thành bài tập của các cháu thường diễn ra trong thời gian ngắn, thao tác của các cháu nhanh gọn, ít bị lúng túng với những bài tập khó. Khi thực hiện bài tập các

cháu thường nhìn theo trình tự nhất định, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới nên ít bỏ sót hình; một số cháu cịn biết cách tổ chức tri giác nhìn rất tốt: Ví dụ như khi làm bài tập 3, các cháu làm lần lượt từng kiểu hình giống nhau và tơ cùng mầu vào, hết kiểu hình này mới chuyển sang kiểu hình khác. Điều đó chứng tỏ khả năng tư duy của các cháu này tốt. Theo các cô giáo dạy trực tiếp cho các cháu này đánh giá thì đây là những trẻ có nhận thức tốt, khả năng tập trung chú ý tốt, ít bị phân tán tư tưởng, thường tích cực trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên, cũng theo nhận xét của cơ giáo thì một số trẻ như Thái Hoàng Quân, Nguyễn Minh Mẫn, Lê Bảo Hân (MGL 4 – mầm non 20 - 10), hoặc Nguyễn Hoàng Phúc (MGL 3 – mầm non Hoa Ban), Phan Kim Ngân (MGL 2 – mầm non Hoa Ban)…có nhận thức chậm, khả năng tri giác kém lại có kết quả tốt, khả năng tri giác thị giác đạt mức độ cao. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng tri giác thị giác khó đánh giá được bằng cảm nhận hay suy nghĩ mà phải được đánh giá bằng những bài tập hoặc những phương pháp… cụ thể. Theo chúng tôi, với khả năng tri giác thị giác như vậy, các cháu sẽ có rất nhiều thuận lợi khi bước vào trường phổ thông, đặc biệt là trong lĩnh vực học đọc. Chúng tôi tin rằng các cháu sẽ gặp rất nhiều thuận lợi khi học tập ở trường phổ thơng.

Có 39/100 trẻ đạt mức độ trung bình chiếm 39%. Theo kết quả chúng tôi thu được từ bài tập của trẻ cho thấy những trẻ này thường có sự nhầm lẫn ở bài tập 2 và bài tập 3. Đó là 2 bài tập khó hơn, địi hỏi trẻ phải có sự tổ chức cái nhìn chính xác mới thực hiện được.

Số trẻ có khả năng tri giác thị giác ở mức độ thấp là 9/100 trẻ chiếm 9%. Kết quả khảo sát cho thấy bài tập của các cháu sai rất nhiều, đặc biệt là 2 bài tập khó (bài 2 và 3). Nhìn vào bài tập khảo sát của các cháu chúng tôi thấy rằng các cháu chưa hiểu sâu về nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, trong bài tập 1 chúng tơi u cầu các cháu tìm và tơ màu vào hình giống với hình mẫu, nhưng có cháu lại tơ màu vào tất cả các hình, có cháu tơ màu vào hình mẫu và một vài hình khác… Hoặc trong bài tập 2 với nhiệm vụ vẽ tiếp các hình cịn đang thiếu nét cho giống hình mẫu, các cháu thường khơng vẽ được, hoặc có vẽ thì chỉ là những hình khơng có ý nghĩa, khơng vẽ được giống hình mẫu. Theo dõi các cháu thực hiện bài tập chúng tôi thấy rằng thời gian làm bài của các cháu dài, khả năng tập trung không tốt, dễ bị phân tán, tinh thần luôn trong trạng thái “lơ mơ”. Khi hỏi các cháu đã rõ nhiệm vụ của mình chưa thì các cháu ln trả lời: “Rồi ạ”, hoặc “vâng ạ”, nhưng khi làm bài thì các cháu lại lúng túng không biết làm thế nào. Nếu cơ giáo có nhắc các cháu làm thì các cháu làm nhưng khơng suy nghĩ xem làm như vậy là đúng hay sai. Mặt khác,

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)