Lý luận về trò chơi tâm vận động của trẻ

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 33 - 38)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. Lý luận về trò chơi tâm vận động của trẻ

1.4.1. Những đặc trưng của trò chơi tâm vận động

Trị chơi tâm vận động là một hình thức giáo dục tâm vận động, vì vậy nó mang đặc trưng của tâm vận động. Đó là:

- Cũng giống như các trò chơi khác, trò chơi tâm vận động mang tính chất chơi. Trị chơi tâm vận động tạo cho trẻ sự vui thích, thoải mái, tự nguyện tham gia vào. Trẻ tham gia vào trị chơi bởi chúng thích chơi, bởi bản thân trị chơi hấp dẫn trẻ. Nếu trò chơi tạo được hứng thú và vui thích, trẻ em sẽ có khả năng vượt qua những xúc động, lo lắng, sợ hãi của mình. Mục đích của trị chơi là tạo được sự vui thích cho trẻ em. Động cơ chơi nằm trong q trình chơi chứ khơng phải là kết quả chơi.

- Phát triển tâm lý – nhân cách của trẻ thơng qua những trải nghiệm về cơ thể. Trị chơi tâm vận động là những trị chơi mà ở đó trẻ được phát huy tối đa khả năng tự tìm kiếm, tự trải nghiệm thông qua những cảm nhận bằng cơ thể của mình để hình thành nên những biểu tượng về chính bản thân mình và về thế giới xung quanh. Chính động tác, khi được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ phát sinh nhiều loại cảm giác khác nhau về nội tâm, thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và vận động. Chẳng hạn, để hình thành được khái niệm “phải”, “trái” cho trẻ, cô tạo điều kiện để cho trẻ thực hành bằng chính cơ thể mình như: u cầu trẻ cầm bóng lên và đặt vào sát chân của trẻ, hoặc đặt sang bên cạnh; hoặc cầm bóng lăn bằng tay này (cơ giơ tay lên)!... Dần dần, trẻ sẽ có những biểu tượng về cơ thể, về khơng gian, thời gian.. bằng chính trải nghiệm của bản thân. Hoặc, để có thể nhảy bật từ trên ghế thể dục xuống, trẻ em phải thực hiện nhiều động tác khác nhau, như sau: leo, trèo (có kinh nghiệm về vận động), bám vào thành ghế (có cảm giác về trọng lượng và tình trạng mất thăng bằng ), nhìn xuống, ước lượng chiều cao, sau đó mới thực hiện việc nhảy xuống. Trẻ muốn nhảy xuống mà khơng bị ngã, khơng bị đau thì phải qua nhiều lần thực hiện, dùng chính cơ thể mình để trải nghiệm rồi tạo thành kinh nghiệm của bản thân… Vì vậy, trị chơi tâm vận động có vai trị quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em.

Như vậy, nhờ trò chơi, trẻ em sống được, được cảm nghiệm những điều thú vị của cuộc sống. Đồng thời, khi chính mình làm được bấy nhiêu điều ấy, trẻ em đã tác động trên mơi trường bên ngồi, và khám phá được những điều mới mẻ như những biểu tượng về không gian, thời gian, những thuộc tính của sự vật, hiện tượng… Nếu chúng ta ép buộc trẻ, hoặc làm hộ trẻ, trẻ khó mà có thể có những kinh nghiệm, như vậy sẽ khó khăn

cho trẻ trên con đường học làm Người. Tác giả Carels đã khẳng định : “Trẻ em cử động,

vùng vẫy, chạy nhảy, để có cảm giác là mình đang sống thực sự, và đồng thời cảm nhận trong xác thân của mình những nỗi niềm vui thích, hứng thú, hăng say và hồ hởi”

1.4.2. Vai trò của trò chơi tâm vận động đối với sự phát triển năng lực tri giác thị giác của trẻ của trẻ

Tâm vận động có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển tồn diện tâm lý – nhân cách trẻ em. Vì vậy, giáo dục tâm vận động là rất cần thiết và phải được áp dụng ngay từ lứa tuổi nhỏ. Việc giáo dục tâm vận động dưới hình thức trị chơi tỏ ra hiệu quả đối với trẻ. Chính những trị chơi đó làm phát triển ở trẻ nhiều khả năng: nhận thức, khả năng thích ứng với xã hội, những khả năng cần thiết để học ở trường phổ thông,… Đối với khả năng tri giác thị giác, trị chơi tâm vận động cũng có ảnh hưởng đáng kể. Phát triển khả năng này ở trẻ thơng qua trị chơi tâm vận động là một cách làm phù hợp.

Theo quan điểm của J.le Boulch, tri giác bao gồm hai mặt: một mặt, tri giác tổ chức có ý thức những dữ kiện thông tin quan trong mối liên quan với những đối tượng bên ngoài. Mặt khác, tri giác tổ chức có ý thức những dữ kiện thơng tin thuộc về cơ thể bản thân. Cơ thể giữ một vai trị quan trọng đối với q trình tri giác. Từ buổi ban đầu của cuộc sống, cơ thể là phương tiện duy nhất giúp trẻ phát hiện ra thế giới xung quanh. Những kinh nghiệm đầu tiên cho phép trẻ em dần dần khám phá và phát hiện rằng : mình đang cảm nhận những vui thích trong chính cơ thể của mình, khi mình sinh hoạt trong khơng gian và thời gian. Trẻ cảm nhận tình cảm của mình bằng cơ thể, và cũng nhờ cơ thể mà trẻ nhận biết được thế giới xung quanh. Khả năng tri giác thị giác cho trẻ cũng thông qua cơ thể mà có được.

Tri giác thị giác thực chất là quá trình tổ chức cái nhìn để lĩnh hội những thông tin về thế giới bên ngồi và về chính bản thân của chủ thể tri giác. Vì vậy, tri giác thị giác phát triển trước hết từ bản thân của trẻ, từ những hiểu biết về cơ thể để phóng chiếu ra thế giới bên ngồi. Có nhận biết được bản thân, vị trí của các bộ phận trên cơ thể mình trẻ mới có thể nhận biết được những đối tượng ở môi trường xung quanh. Những nội dung cơ bản là tri giác hình dạng, kích thước, màu sắc, tính chất, hướng và vị trí của các đối tượng.

Tri giác thị giác có thể được phát triển tốt qua trò chơi tâm vận động. Bản chất của trị chơi tâm vận động là thơng qua trải nghiệm về cơ thể để tự nhận ra mình, từ đó nhận

ra thế giới xung quanh bằng bản thân, bằng chức năng vận động, tri giác vận động. Những thuộc tính của đối tượng như kích thước, hình dạng, hướng, vị trí… được trẻ nhận ra khi trẻ có những hiểu biết về chính cơ thể của mình. Những trị chơi này là những bài tập giúp cho trẻ được luyện sức, giúp cơ thể mềm dẻo, cân bằng, nhanh nhẹn (thông qua vận động); khơng những thế, loại trị chơi này cịn phát triển nhận thức, tình cảm, phát triển những khả năng học tập ở và khả năng thích ứng với xã hội. Vì vậy, nó là phương tiện hiệu quả để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ.

Những trò chơi tâm vận động nhằm phát triển khả năng tri giác thị giúp trẻ nhận ra, phân biệt hình dáng, kích thước, tính chất, vị trí và hướng trong khơng gian. Nội dung của những trò chơi này chủ yếu là phân biệt những đối tượng có sự khác biệt nhỏ, hoặc tập hợp những đối tượng giống nhau trong số nhiều đối tượng “na ná” giống nhau thành một nhóm… Việc làm này giúp cho khả năng tri giác thị giác của trẻ được chính xác hơn. Mặt khác, khi chơi những trò chơi này trẻ còn được tự khám phá về các đối tượng, được sờ mó, được tơ màu… Những hoạt động đó làm cho trẻ thích thú vơ cùng, hào hứng tham gia mà khơng phải ép buộc trẻ.

Trị chơi tâm vận động giúp phát triển ở trẻ những biểu tượng về hình dạng và kích thước. Những trị chơi dạng này thường là những trò chơi như: trò chơi tìm hình giống mẫu, trị chơi lắp ghép các hình cho thành hình hồn chỉnh, những trị chơi về trí nhớ tri giác… Các đối tượng trong các trị chơi này thường là những hình ảnh, sự vật… tương đồng về mặt hình dạng hoặc kích thước, chỉ khác nhau ở một điểm nhỏ nào đó mà thơi. Trẻ được tìm các đối tượng theo u cầu, có thể được tơ màu vào đó. Những trị chơi này trẻ rất thích thú, vì ngồi việc được rèn luyện về mặt nhận thức trẻ cịn được vận động (tơ màu theo ý thích).

Tri giác về màu sắc cũng có thể được phát triển tốt qua các trò chơi. Những trò chơi dạng tơ cùng màu vào những hình giống nhau, dạng tơ màu cho những bức tượng… được trẻ rất say mê. Trẻ được chơi với các màu sắc, nhận ra và phân biệt các màu sắc bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Khi tiếp xúc, nghịch ngợm, thậm chí “phá phách” các màu sắc, trẻ dần dần hình thành biểu tượng về các màu, rằng ngoài những màu sắc cơ bản cịn có rất nhiều các màu khác nữa.

Những trị chơi tâm vận động cịn giúp hình thành ở trẻ khái niệm về khơng gian (ở đây chủ yếu là hướng và vị trí của các đối tượng). J.M. Tasset cho rằng: “Sự cấu trúc

hóa khơng gian đó là sự định hướng, sự cấu trúc hóa thế giới bên ngồi liên hệ trước hết đến cái Tôi làm tham chứng, rồi đến những vật hay người ở thế tĩnh hay động”. Còn tác

giả M.X.Mukhina lại viết: “Đối với trẻ em, thân thể của mình là trung tâm, là “điểm gốc” mà chỉ có dựa vào đó đứa trẻ ,mới có thể xác định được phương hướng” [7; tr 63].

Để định hướng được không gian, đầu tiên đứa trẻ phải lấy mình làm gốc, từ đó mà chiếu điểm mốc đó và thế giới xung quanh. Vì vậy, dạy trẻ những khái niệm về không gian cũng bắt đầu từ cơ thể. Những trò chơi tâm vận động lấy cơ thể làm trung gian để hình thành biểu tượng về không gian cho trẻ. Chẳng hạn, để trẻ nhận ra và phân biệt được phương hướng (đặc biệt là phải – trái), ban đầu cô cho trẻ chơi trị chơi “hãy làm theo cơ” (giơ tay theo cô), dần dần cô cung cấp kiến thức bằng cách nói với trẻ: tay mà các con vừa giơ là tay trái (tay phải) để trẻ tự cảm nghiệm tay phải, trái của mình. Khi trẻ đã có biểu tượng về tay phải, tay trái cơ bắt đầu hình thành cho trẻ biểu tượng “bên phải”, “bên trái”, tiếp đó là chơi các trị chơi định hướng phải – trái (ví dụ: giơ tay theo hiệu lệnh…). Để phát triển khả năng phân biệt phải – trái bằng mắt cho trẻ, cơ giáo có thể sử dụng nhiều trị chơi: ví dụ tìm nhóm các chú hề có mắt hướng sang trái, hoặc phải, hoặc lên trên… Những trị chơi như vậy trẻ rất thích thú, được tự mày mị, tư duy, kích thích tính tự lập, chủ động của trẻ. Nhìn chung, các trị chơi tâm vận động giúp trẻ hình thành, phân biệt các phương hướng, vị trí trong khơng gian một cách tự nhiên, thoải mái. Một số trị chơi dạng này như: trị chơi tìm hình giống mẫu (mẫu có sự khác biệt về hướng, vị trí…), hoặc trị chơi tơ màu…

Có thể nói những trị chơi tâm vận động phát triển khả năng tri giác thị giác giúp ích rất nhiều cho việc học tập của trẻ. Chẳng hạn, những trò chơi nhận ra và phân biệt hướng (phải, trái…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi cho trẻ học đọc các chữ cái như b – d, p – q…; hoặc những trị chơi phân biệt vị trí sẽ tạo thuận lợi cho trẻ khi học đọc các từ, nắm được trật tự sắp xếp của các chữ trong một từ… Bên cạnh đó, những trị chơi này cịn tạo được ở trẻ những tình cảm, trẻ cảm thấy thích thú khi được tham gia vào trị chơi, được tự khám phá những đồ dùng, đồ chơi, được thỏa sức tưởng tượng… nên càng khuyến khích trẻ “nhập cuộc”. Khi chơi trẻ còn được trải nghiệm, được vận động tay chân, được tô màu, được thao tác với những đồ chơi, nó làm thỏa mãn nhu cầu được vận động của trẻ. Vì những lý do trên mà trị chơi tâm vận động nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác của trẻ tạo điều kiện rất tốt cho việc học đọc của trẻ ở trường phổ thông sau này.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)