Quá trình sinh sống và phát triển của người Cơtu ở Đông Giang

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. Khái quát về tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

1.3.3. Quá trình sinh sống và phát triển của người Cơtu ở Đông Giang

Về nguồn gốc và quá trình tộc người, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ học ở vùng cư trú của đồng bào Cơtu và chưa có một tài liệu nào xác định chắn chắn về lịch sử cư trú của người Cơtu. Trước khi cách mạng đến với đồng bào, người Cơtu chưa có chữ viết. Hơn nữa, địa vực cư trú của người Cơtu hiểm trở, đi lại khó khăn và trong mối quan hệ xã hội cổ truyền cịn nặng tính cộng đồng ngun thuỷ nên sự xâm nhập nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây chưa được bao nhiêu. Trong giới khoa học Việt nam, mới chỉ có GS. Đặng Nghiêm Vạn có đề cập, với giả thuyết “người Cơtu là cư dân bản địa và coi tổ tiên họ là một phần trong số chủ nhân của những trụ đá và chum đá nổi tiếng ở Cánh đồng Chum bên Lào, đồng thời cho rằng một bộ phận cư dân đó đã có mặt ở Việt Nam từ khoảng 300- 400 năm trước đây”

Từ lâu, vùng đất Đơng Giang đã có tộc người thiểu số Cơ tu sinh sống, gắn kết với nhau, khắc phục thiên tai, chống thú rừng, nghịch tặc, kiến tạo nên bản làng, ít bị ảnh hưởng nền văn hoá Đại Việt rất nổi tiếng trên dải đất miền Trung, bởi các triều đại phong kiến từ thời nhà Lê, chú Nguyễn đến thời Tây Sơn, chưa đủ tiềm lực để quản lý vùng núi rừng điệp trùng, hiểm trở, khắc nghiệt ở phía tây. Đến thời nhà Nguyễn, quan lại người Kinh của phủ Điện Bàn mới mở các cuộc thám hiểm lên vùng rừng núi Đông

28

Giang, tiến hành khai thác các sản vật của núi rừng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thơng qua đó, chính quyền quản lý một số vùng bằng hệ thống cai đốc, thương lái và các già làng, nhưng cũng rất hạn chế.

Để tìm hiểu về quá trình sinh sống và phát triển của người Cơtu ở Đơng Giang chúng ta phải tìm hiểu về q trình lịch sử của cả dân tộc Cơtu. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tự nhiên của vùng đất người Cơtu sinh sống tuy có những yếu tố riêng biệt nhưng nằm trong khu vực tương đối thống nhất của điều kiện tự nhiên nối liền các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế với Tây Nguyên. Trong đó, đặc biệt là sự tương đồng về địa hình, miền khí hậu, hệ thổ nhưỡng của miền tây Thừa Thiên - Huế với miền tây Quảng Nam. Địa bàn cư trú của người Cơtu tiếp giáp với vùng cư trú của dân tộc Kinh, vùng đồng bằng ven biển và có mối quan hệ với vùng phía đơng tỉnh Sê Kông (Lào).

Cho tới khoảng giữa thế kỷ XX, nếp sống cổ truyền của người Cơtu vẫn cịn hầu như ngun vẹn. Đó là xã hội của cư dân nông nghiệp vùng rừng nhiệt đới, của những người khai thác nguồn sống từ rừng, lấy canh tác rẫy làm nguồn sống chính.

Qua việc ấn định trên đây, cho thấy rằng tuy ở một dạng hình kinh tế sản xuất còn thấp nhưng sự nhận thức của con người trước thiên nhiên, trước quy trình sản xuất được tích luỹ và nâng lên thành một hệ thống cả về chu kỳ thời gian đi đôi với công việc. Tuy rằng nền sản xuất ấy mang lại hiệu quả bấp bênh nhưng chính đồng bào Cơtu đã từ thực tế đó ln vươn tới sự hồn thiện trong nhận thức và cách làm đối với loại hình kinh tế chủ yếu của mình.

Qua các tài liệu khoa học đã được công bố trong phạm vi cả nước và ngồi nước thì cho đến nay dân tộc Cơtu được khẳng định là dân tộc cận cư ở phía Bắc và phía Nam, đều là các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn Khơmer. Như vậy, ngữ hệ này nằm ở một khu vực tương đối rộng lớn, tập trung kéo dài từ Bắc Trường Sơn vào đến Bắc Tây Nguyên mà trong đó có dân tộc Cơtu.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về mặt ngôn ngữ và một số yếu tố về văn hoá giữa dân tộc Cơtu với dân tộc Tà ôi, một số nhà nghiên cứu phát hiện nhiều yếu tố đồng nhất, trong đó thể hiện phần lớn những đặc trưng cơ bản của dân tộc Cơtu. Vì thế đã có ý kiến cho rằng ngôn ngữ của dân tộc Cơtu nằm trong ngữ hệ Môn - Khơmer,

29

nhưng trong ngữ hệ đó lại có một nhánh lớn là “Cơtu - ít” (một phân nhánh ngữ hệ). “Cơtu - ít” này bao gồm cả dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều.

Theo cứ liệu điều tra của Sở Văn hố - thơng tin tỉnh Quảng Nam: “Người Cơtu từ bên Lào di cư sang khoảng 300 năm nay, cư trú ở Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ở Phú Lộc (Bình Trị Thiên) nay là huyện Nam Đơng tỉnh Thừa Thiên- Huế. Là một trong những dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam, đồng bào Cơtu cho rằng ông bà xưa kia ở miền tây Quảng Bình, Quảng Trị do đi tìm đất để trồng trọt nên đã thiên di vào phía Nam. Các cư dân Môn - Khơmer làm chủ ở vùng Đông Dương từ những thế kỷ trước công nguyên, theo tài liệu về nhân chủng học thì các cư dân Mơn -Khơmer cùng với cư dân thuộc các nền văn hố như Mã Lai đa đảo (MaLai - Pơlinêdi), Việt - Mường…là những cư dân đại diện đầu tiên của chủng tộc Môngôlôit phương Nam xuất hiện ở Đơng Nam Á. Cịn ở vùng bán đảo Đơng Dương các cư dân này là những người Anhđônêdiên nguyên thuỷ mà trước Anhđônêdiên là các cư dân thuộc chủng tộc Môngôlôit. Như vậy dễ dàng khẳng định các cư dân Mơn - Khơmer trong đó có dân tộc Cơtu là những cư dân có mặt tại bán đảo Đông Dương từ lâu đời” [16, Tr.19 – 20].

Theo cứ liệu của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, thì những cư dân chiếm cứ vùng miền núi phía Bắc Tây Nguyên là khối cộng đồng các dân tộc Bana, Xơ đăng, Giẻ - Triêng. Một huyền thoại khá thống nhất của khối cộng đồng Cơtu và cả Xơ đăng, Giẻ - Triêng và Cor kể rằng: một số vùng dân tộc Mơn - Khơmer vùng Nam Lào có huyền thoại về tổ tiên chung đầu tiên của họ là người đàn bà và con chó (chuyện kể sau một trận lũ lụt lớn ngập khắp núi rừng, sau khi nước rút, trên mặt đất chỉ còn lại một người đàn bà và một con chó sống sót).

Thực tế, ngày nay trên đất Cơtu xa xôi và hiểm trở này, các nhà lịch sử học, dân tộc học, khảo cổ học, v.v… chưa ai đi sâu nghiên cứu để chứng minh tại trên khắp các quả đồi từ biên giới Lào xuống tận các xã giáp giới đồng bằng (thuộc huyện Đơng Giang) đều có đơi mộ cổ, Cơtu gọi là Hời (Chăm), mộ Đh’riu. Các ngôi mộ này đều là mộ đất, trịn, có rãnh dọc sâu tạo phần mộ cao ráo, hướng Đông.

30

Tiểu kết chương 1

Là một trong bảy huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với 85% số dân là người bản địa nên đời sống vật chất vẫn cịn nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy kinh tế cịn chậm phát triển, mức sống nhân dân cịn thấp nhưng Đơng Giang là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đồng bào Cơ tu chân thật, thân thiện, mến khách, có một kho tàng văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt đồng bào Cơ tu Đơng Giang ln có một niềm tin sâu sắc về lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ. Trong những năm qua với những nổ lực của cán bộ, nhân dân huyện Đơng Giang đã có những khởi sắc về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

31

CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TỘC NGƯỜI CƠTU

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)