Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1 Văn hoá vật chất

2.2.1.1 Sinh hoạt kinh tế

Cũng như các dân tộc thiểu số khác ở dọc Trường Sơn – Tây Nguyên, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người Cơ tu Đông Giang sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên rẫy, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm. Nhiều nơi ở vùng thấp, đồng bào đã phát triển kinh tế vườn, trồng cây lâu năm, trồng lúa nước. Các nghề thủ công chủ yếu là đan lát, gốm, dệt thổ cẩm.

Người Cơ tu canh tác rẫy theo lối luân canh và đa canh. Canh tác luân canh có nghĩa là khai thác đám rẫy này rồi chuyển sang khai thác đám rẫy khác, cứ thế cho đến khi trở lại đám rẫy ban đầu kia. Các cây trồng trên rẫy chủ yếu là lúa (lúa tẻ và lúa nếp), xen canh là bắp, dứa, sắn, bầu, rau cải… Cho đến những năm 50, 60 của thế kỷ

32

XX, đồng bào mới biết đến các kỹ thuật canh tác lúa nước. Việc trồng lúa nước ngày càng được mở rộng, song do yếu tố địa hình bị chia cắt, diện tích canh tác chưa nhiều. Tuy nhiên, ở nhiều vùng, cây lúa nước đã thành cây lương thực chính cung cấp lương thực cho nhân dân. Cũng từ những năm 60 của thế kỷ XX, họ đã trồng được lúa Ba Trăng trên rẫy, đem lại hiệu quả cao.

Người Cơ tu nuôi động vật chủ yếu là trâu, bị, lợn, chó, gà, dê sau này ni thêm cá, ngan… Trước kia, gia súc lớn chỉ có trâu được ni nhiều và rất được coi trọng nhưng ngày nay thì bị được ni nhiều hơn vì bị có phần dễ ni, sinh sản nhanh và đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Gia súc, gia cầm được nuôi chủ yếu để hiến sinh trong các ngày lễ hội, lễ vật trong cưới xin.

Săn bắt có vai trị quan trọng trong đời sống của người đồng bào. Hình thức săn bắt và dụng cụ săn bắt rất đa dạng.

Cá là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của đồng bào, được dùng để cải thiện bữa ăn hằng ngày, dùng làm lễ vật và thức ăn trong cưới xin và lễ hội. Đặc sản của họ là cá Liêng, cá Chình… Hình thức đánh bắt cá cũng đa dạng, có thể là chai, lưới, đơm, câu hoặc xúc bằng vợt…

Sống lâu đời trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, người Cơ tu đã tận dụng các nguồn lợi từ rừng để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, những sản phẩm đó có thể làm thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Họ còn sử dụng các loại nước từ thân các loại cây làm rượu như rượu Trơ đin, rượu Tà vạc.

Người Cơ tu có nhiều nghề thủ cơng, phổ biến nhất là nghề đan lát các vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt hằng ngày với nguồn mây, tre, nứa, lồ ô và các loại cây dây leo dồi dào có sẵn trong rừng cộng với óc sáng tạo và đơi bàn tay khéo léo, đồng bào đã tạo cho mình nhiều loại dụng cụ bền đẹp và có tính hợp lý cao, góp phần làm giàu vốn văn hố của cư dân miền núi. Những sản phẩm tiêu biểu như gùi (gùi đựng đồ trang sức và thổ cẩm, gùi đựng lúa, gùi ba ngăn…), mủng, nong phơi lúa, nia sẩy lúa…

Dệt thổ cẩm là nghề của nữ giới. Thổ cẩm của đồng bào đặc sắc về màu sắc, nguyên liệu, cách thức dệt, hoa văn và kiểu loại y phục. Họ tạo các hoa văn không chỉ bằng sợi bông các màu đỏ, trắng, đen mà cịn vơ vàn những hạt cườm trắng hoặc hạt

33

chì lồng vào sợi ngang. Thổ cẩm có thể làm khố,váy, thắt lưng, chăn đắp, trang trí trong các lễ hội, cưới hỏi và cả trong Gươl…

Sống tự cung, tự cấp là chính nhưng cộng đồng vẫn có nhu cầu trao đổi hàng hố. Trước đây họ trao đổi hàng hoá bằng vật ngang giá chung, tức là định giá trị bằng con trâu hay tấm vải có hạt cườm… lấy mật ong, măng, mây, trầm hương… để đổi lấy muối, chiếu cói, vải trắng, chiêng ché, công cụ sản xuất… Bến Hiên trước đây (nay thuộc xã Kà Dăng) là một trong những nơi diễn ra sự trao đổi hàng hố khá sơi động giữa người Kinh và người Cơ tu.

2.2.1.2. Làng, nhà cửa

Xưa nay ở vùng Cơ tu khái niệm tỉnh, huyện, xã chưa rõ ràng. Ở vùng xa xa có khoảng đất rộng và nhiều làng xóm cách xa và đi bộ khoảng từ một đến hai ngày… thì gọi: Chr’hoong; địa bàn hẹp cách gần làng mình và tương đồng về mặt phong tục tập quán, gần trong việc đi lại và cận kề bà con xi gia thì gọi là: Chr’val. Nhỏ hẹp dần về không gian, khoảng cách, diện tích và đồng nhất về phong tục tập quán, có quan hệ huyết thống, máu mủ, gói gọn sống trong phạm vi nhỏ hẹp và độc lập về không gian, tập trung sống trong một cộng đồng gắn kết nhau “tối lửa tắt đèn” Cơ tu gọi: Bhươl, cr’noon hay vêêl.

Như vậy, tương ứng với đơn vị hành chính hiện nay thì nó tương đương: thơn, làng, xóm / Bhươl, cr’noon, vêêl; xã /chr’val; tỉnh, huyện /chr’hoong (gọi chung), nước / k’tiếc (k’tiếc Việt Nam), thế giới / bhlang k’tiếc.

Vậy cr’noon của người Cơ tu như thế nào, sinh hoạt cộng đồng trong đó ra sao? Cr’noon/ làng Cơ tu thường được dựng lên nơi đất cao thống mát, có tầm nhìn xa, dễ quản lí bảo vệ; gần nguồn nước để bắc về trung tâm làng dùng.

Theo thủ tục, để chọn lập cr’noon, trước hết Hội đồng già làng bàn bạc xác định địa điểm khu đất; rồi các cụ đến địa điểm ấy để làm thủ tục cúng đất, xin giàng… thông thường chỉ đem một trong các thứ như: con gà trống choai hoặc quả trứng gà, hay ốc suối, con cuốn chiếu (p’puôl), chén nước trong, đốt cây đót (bóh atâng), dựng dáo (p’đhâng bhất) … cúng xong nếu thuận với ý của người cúng thì sao đó phát một khoảnh đất gọi là “tạm nhận” để dựng nhà, sau ấy tổ chức ăn uống cho qua ngày. Đêm về số cụ cúng đất hơm đó hay người có uy tín trong làng nếu nằm mơ thấy điều tốt, như được của quý, trời nắng đẹp… thì ngày hơm sau tiến hành đến phát dọn, phân

34

từng lô đất cho hộ dân, ngược lại nếu chân gà xấu không thuận ý người cúng hay gặp rắn độc, hoặc làm gẫy cán rựa, rìu; gẫy đá mài, vỡ chén (Cơ tu gọi cha’zắh)…; nằm mơ báo báo điềm xấu, như bị rày la, báo điềm cấm kị, đuổi rước… thì bỏ khu đất đó, đến tìm nơi khác.

Cách bố trí phần đất thường dùng theo hình sẵn có của địa hình tự nhiên khơng cải tạo thêm, thông thường cr’noon xây dựng theo mơ hình bầu dục (hay hình trịn) xung quanh dựng nhà sàn của các thành viên trong làng, ở giữa là gươl, các nhà dân cửa đều hướng vào gươl – vì gươl trung tâm của làng. Tuy nhiên do điều kiện đất đai nếu không đủ để dựng gươl ở giữa thì vẫn có thể dựng gươl cùng nằm theo chiều hướng ngang với nhà thành viên. Nhưng nhà gươl phải làm nơi trang trọng, cao ráo và trung độ của làng.

Nhà truyền thống của đồng bào thường là nhà sàn. Nhà sàn có bốn mái cao vừa, mái uốn khum trịn ở hai đầu hồi, hình kiểu mai rùa. Vật liệu chính để làm nhà là: gỗ, tre, nứa buộc bằng dây mây hay dây rừng hoặc ghép gạ đục cây luồn với nhau một cách cứng chặt; chất lợp dùng tranh, lá lách, lá cọ, lá cao rừng, lá mây hay lấy nhiều lóng nứa bổ đơi ghép âm dương làm máng tạo thành mái nhà (Cơ tu gọi apoóc). Nhà sàn Cơ tu nhìn bề ngồi thấy mái trịn, nhưng thật sự bên trong vẫn bốn mái: hai mái bên và hai mái đầu hồi, cửa chính vào nhà theo hai kiểu:

Nhà sàn Cơ tu dal (vùng cao): thường cửa chính vào hai bên đầu hồi, trước khi lên sàn thì bước qua bậc đầu tiên ở đầu hồi Cơ tu gọi h’joóh.

H’joóh làm bằng ván, để trống khơng có phên che, từ dưới đất bước lên cao khoảng 50cm có bậc thang lên xuống. H’joóh nơi khoảng trống để dệt dồ, chẻ nan, đan lát khi rỗi việc sản xuất nông nghiệp; nơi để dụng cụ sản xuất thường dùng, như: cối – chày giã gạo, ống nước rửa tay chân trước khi bước lên bậc thang vào sàn ở…; h’jh cịn để cho thanh niên nam nữ tâm tình với nhau vào đêm khuya (vốch zơng /đi sim).

- Nhà sàn Cơ tu phương (vùng thấp): cửa vào trong nhà thường bên mái chính, từ đất lên làm các bậc thang từng chiếc một dẫn thẳng vào trong nhà. Các vật khác như cối – chày giã gạo, nông nia, ống nước… làm nhà riêng gần nhà ở - Cơ tu gọi là đơng c’lóh (hay đơng đớc t’păl).

Trong nhà sàn bếp làm chung trên đó, mỗi bếp thường một chủ hộ. Bếp là nơi để chụm lửa để nấu ăn và sưởi ấm. Thành viên hộ thường ngủ quanh bếp, chân hướng

35

vào lửa hơ ấm khi mùa đơng về. Nếu nhà nhiều hộ gia đình riêng thì bốn bếp ở góc nhà thường ưu tiên cho hộ có uy thế và khá giả trong nhà. Cịn hộ mới lập gia đình hoặc uy thế kém hơn thì làm bếp ở gian giữa. Chính điều này người Cơ tu có câu:

amay ve ắt léh đâl t’tâl m’mâm (ý người có uy thế được ở giữa gốc nhà). Ngoài ra cịn

có buồng riêng làm lối ra ngồi cho vợ chồng mới cưới, hoặc thanh niên nam nữ chưa có gia đình; riêng khách được bố trí ăn, ngủ ở gian giữa (Cơ tu gọi là doong, cũng có nơi có làm giường để cho khách quý nằm) sàn hay giường thường trải chiếu tự đan từ lá dứa dại – Cơ tu gọi alớ, ngày nay thì trải chiếu mua từ dưới đồng bằng lên. Nhà sàn Cơ tu không ngăn phên giành riêng cho từng hộ. Trong nhà sàn thường làm nhiều giàn để đựng đồ và thứ tự như sau: Trên bếp thường có ba bậc giàn, đó là hai giàn bếp thấp nhỏ, đan thưa, Cơ tu gọi lag Tir đây là giàn để phơi đồ tươi dễ lấy dễ dùng. Giàn trên tir gác cây ngang với trính trong nhà họ làm rộng, đan kín dùng để ủ chuối, phơi thóc, ngơ… gọi là ch’rung hay hir.

Hai bên đầu hồi trên cao từ trính ngang cùng với ch’rung họ gác cây làm giàn song song với h’joóh ở dưới, người ta dùng để đựng bồ lúa, bắp, củi, vật liệu khô khác để sản xuất… gọi là r’pang. Còn giàn cuối cùng gọi là para. Para được làm tại hai bên mái chính từ phên nhà đến mái tranh có độ cao từ sàn lên khoảng 1,0 – 1,3 mét để đựng soong nồi, chén bát, rau quả, cơm cháo… dễ lấy, dễ dùng không khơ héo nhanh.

Do nhà sàn rộng và kín, nên họ có chừa chỗ thơng hơi trên mái cho thơng khói và gió, dễ có ánh sáng mặt trời chiếu vào khơng kín mít gọi là p’bhung.

Như vậy, nhà sàn Cơ tu liên hoàn từ chỗ ngủ đến chỗ nằm, chỗ nấu, chỗ đựng đồ đạc một cách trật tự có tổ chức và nề nếp dễ tìm dễ lấy.

Riêng các đồ của quý hiếm khác như: ché, chiêng q của hộ gia đình giàu có, thóc chưa cần dùng, mỗi hộ họ làm một nhà kho riêng – Cơ tu gọi là cr’lăng. Cr’lăng xa cách nhà ít nhất 20 – 30 mét, để phòng trường hợp bị hoả hoạn trong làng nhưng cr’lăng vẫn tránh được hư hại xảy ra. Cr’lăng thường làm chỉ có bốn cột cao ráo, các cột đều có miếng che tránh được con chuột bò lên sàn phá hoại – Cơ tu gọi là đha; gầm cr’lăng cao từ mặt đất lên khoảng 1,6 – 2 mét. Khi cần lên sàn cr’lăng có cầu thang riêng bắc lên để lấy hoặc cất đồ.

36

Ngoài ra ở khu đất sản xuất để nghỉ ngơi, chăn ni người Cơ tu cịn dựng nhà rẫy gọi là zơng; ở rừng trong khi săn bắt chim thú hay ở ven sông suối khi bắt cá, ếch còn dựng nhà tạm để ở trong thời gian ngắn gọi là pớ.

Hàng rào(g’roong), cổng làng(c’riing): xuất phát từ cách bố trí cr’noon như trên, nên xung quanh cr’noon có hàng rào khép kín. Xưa kia, hàng rào làm theo nhiêu lớp, nhiều tầng kiên cố để phòng giặc đến làng vào đêm khuya. Ngày nay hàng rào chủ yếu bảo vệ gia súc cấm vào trong làng mất vệ sinh, hàng rào có nơi làm bằng xếp hàng cây rừng kín chặt, có nơi đào bằng đường hào sâu rộng. Lối thơng của cr’noon ra ngồi qua hàng rào thường có hai cổng chính, cổng này xưa kia thường khóa chặt vào ban đêm – gọi là k’đợp c’riing. Ngày nay cổng để trống có bậc thang bước lên, xuống một cách thuận lợi, dễ dàng qua lại. Ngồi ra cịn có các ổng phụ phù hợp lối ra rừng, ra rẫy của từng nhóm hộ trong làng [9, Tr.142].

Các cơng trình cơng cộng đều là tài sản chung, mọi thành viên đều có trách nhiệm đóng góp cơng sức để xây dựng và có nghĩa vụ quản lí, bảo vệ, giữ gìn và sử dụng dài lâu.

Người Cơtu quây quần bên nhau, sống trong nhà sàn. Nhiều nhà tạo nên làng, làng là một tổ chức tự quản, gần gũi, đùm bọc che chở nhau, đoàn kết, thống nhất thành một khối chặt chẽ. Cr’noon/ Bhươl hay Vêêl (làng) Cơtu thường dựng lên trên đất cao thống mát, có tầm nhìn xa, dễ quản lí bảo vệ, gần nguồn nước để bắt về trung tâm làng dùng. Mỗi làng có một nhà Gươl, đó là nhà chung do thành viên trong làng tập trung công sức làm. Gươl được dựng ở trung tâm sân làng, các cửa nhà dân hướng về Gươl. Là nơi sinh hoạt truyền thống, nơi họp hội giải quyết công việc, nơi sinh hoạt giáo dục truyền thống của dân tộc, nơi lưu giữ những vật hiến tế, cúng bái, của cải chung và nơi tiến hành các lễ nghi của làng. Nhà Gươl truyền thống hay sân làng là nơi thao diễn những hoạt động văn hóa của đội ngũ trí tuệ. Ở đây, các nghệ nhân có dịp sáng tác những nhạc cụ, cải thiện nghệ thuật điêu khắc, tập luyện đánh cồng chiên, múa tung tung da’dă, đặc biệt cho các em trẻ, một phương cách giữ gìn hữu hiệu bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là nơi tiếp đón khách q của tồn làng nơi nghỉ lại của khách. Và một chức năng thường xuyên là nơi ngủ đêm của con trai chưa vợ. Nhà Gươl cũng là nơi ngủ của những thanh niên trong thôn chưa vợ sau các buổi sinh hoạt. Ðây cũng là nơi các già làng, dưới ánh trăng thanh, quanh đống lửa ấm, kể

37

chuyện cổ Cơtu, cội nguồn dân tộc, sự tích dịng họ, phong tục tập qn, khơng những chỉ cho học sinh mà còn cả cho thanh niên, cán bộ. Đồng thời, Gươl là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, v.v.. hay nói cách khác là nơi thiêng liêng nhất, nơi tập trung linh hồn sống của một thôn tạo nên sự bền vững của văn hóa cộng đồng Cơtu, v.v.. Mơ hình xây dựng Gươl có khn mẫu tương đối chung, trang trí hình vẽ, chạm khắc, họa tiết đều thể hiện những nếp sinh hoạt tiêu biểu của người Cơtu, hoặc những muôn thú mà làng thường săn bắt, v.v… Cấu trúc của Gươl khác nhà ở, nó khơng có phên ngăn kín xung quanh ở chính giữa có một cột to cao dựng đứng từ mặt đất đến nóc nhà gọi là trụ chính (z’râng moỏng). Xét về cấu trúc nhà cửa của người Cơtu thì “Gươl là trái tim của làng’’, cịn “z’râng moỏng chính là trái tim của nhà Gươl”. Tuy nhiên trong nhà Gươl cịn có rất nhiều cột mẹ. Chính điều đó đã tạo nên sự chắc chắn của nhà Gươl. Trên mỗi cột mẹ có phù điêu chạm hình người bán thân, hay các con vật quen thuộc như: chim đại bàng, con kỳ đà, trâu; có nhóm tượng trịn mơ tả cảnh sinh hoạt như hút thuốc, giã gạo, kéo co, v.v.. đàn ông đánh trống chiêng múa điệu tân’tung, phụ nữ múa điệu da’dă. Cấu trúc nhà Gươl đã nói lên tính chất của nó. Nhà Gươl ln đón chào tất cả mọi người trong làng từ mọi phía. Từ nhà Gươl mọi người có thể nhìn ra ngồi một cách tổng quát. Nhà Gươl của người Cơtu thường lớn hơn nhà sàn, vì vậy khi mọi người tập trung hội họp, vui chơi rất thoải mái khơng lo chật. Cịn tùy theo vào loại hình trị hay hay lễ hội gì thì người Cơtu sẽ ra tổ chức ở ngồi sân Gươl. Chẳng hạn như đâm trâu, nó thu hút rất nhiều

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33)