Tín ngưỡng – tôn giáo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 52 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.2Tín ngưỡng – tôn giáo

2.2. Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.2.2Tín ngưỡng – tôn giáo

Người Cơtu tin mọi vật đều có yếu tố siêu nhiên, tạm gọi là “hồn” và tín ngưỡng này chỉ chi phối họ một cách đậm nét trong hầu như mọi mặt của cuộc sống. Cho tới nay, mặc dù đã có nhiều đổi thay về phương diện, nhưng hầu hết tộc người vẫn bảo lưu tín ngưỡng cổ truyền và các sinh hoạt tôn giáo của họ dựa trên tín ngưỡng đó [14, Tr.27].

Tín ngưỡng liên quan đến làng và nhà cửa là một mảng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Cơ tu. Sự liên quan này mang mục đích cầu an và tránh rủi ro cho dân làng hay một cá nhân trong một gia đình nào đó. Mỗi làng thờ cúng một vật linh thiêng và huyền bí do xuất phát từ một quan niệm hay ý nghĩa nào đó. Sinh hoạt tín ngưỡng của làng được diễn ra tại gươl và do già làng chủ trì. Việc cúng bái thần

51

linh và cầu an cho dân làng hay việc phạt vạ một cá nhân nào đó gây ra lỗi lầm, làm ảnh hưởng đến làng đều được tiến hành ở gươl một cách nghiêm trang và đầy đủ các lễ, đặc biệt đối với nam nữ có quan hệ bất chính. Đối với nhà ở của một gia đình nào đó, việc cúng bái liên quan đến tín ngưỡng gồm các lễ xem hướng đất, lễ dựng nhà, lễ vào nhà mới…

Lễ thức tín ngưỡng trong canh tác rẫy gắn liền với từng giai đoạn trong mỗi chu kì nông nghiệp và được lặp đi lặp lại hằng, chủ yếu tập trung vào giai đoạn mùa rẫy và thu hoạch lúa. Mục đích của tín ngưỡng này là cầu mùa được bội thu, nhiều thóc gạo và no đủ. Cũng như các dân đồng bào dân tộc thiểu số khác ở Trường Sơn – Tây Nguyên, người Cơ tu Đông Giang quan niệm rằng, “ma lúa” sẽ ngự trị trên nương rẫy trong thời gian tỉa lúa cho đến khi thu hoạch xong và sau đó lại về ngụ trong kho. Lễ thức mở đầu mùa sản xuất được tiến hành vào tháng giêng hay tháng hai hằng năm. Lễ thức này được tiến hành ở một đám đất nhỏ cạnh làng mà không ai được xâm phạm và gây ô uế. Sau lễ “khai vụ”, người Cơ tu làm lễ phát rẫy với nghi thức đơn giản nhưng có khi làm đến ba ngày, vừa làm vừa hỏi ý trời đất.

Tín ngưỡng liên quan đến săn bắt gắn với người đàn ông và chiếm vị trí quan trọng trong tập tục của người Cơ tu. Người Cơ tu có quan niệm về “thần thú rừng” đội lốt người phụ nữ đẹp và tốt nết là người cai quản các con vật trong rừng, chi phối kết quả săn bắt của con người. Muốn săn và bẫy được nhiều thú, trước khi đi săn phải tiến hành nghi thức theo phong tục, một con gà được làm tại gươl để làm lễ. Khi đi săn về, người già cúng và tung gạo lên con vật đã săn được. Sau khi mổ thịt người ta lấy mỗi bộ phận của con vật một ít cho cả vào ống tre tươi, nướng chín và lại làm lễ, cầu cho dân sao đi săn được nhiều.

Đồng bào dân tộc Cơtu huyện Đông Giang cũng có tín ngưỡng như người Việt trong cả nước, thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành Hoàng. Bên cạnh đó còn thờ thần sông, thần rừng, thần đất, thần trời, v.v… Thông thường, sinh hoạt tâm linh của người Cơtu là việc cúng tế, cầu nguyện trong các lễ hội. Người Cơtu tin rằng trong thế giới thần linh có hai thế lực đối lập nhau: thần tốt và thần xấu, cả hai đều chứng giám và can thiệp vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình. Các vị thần như người đại diện cho luật pháp và quyền uy tối cao, có thể trừng phạt bất cứ hành động sai trái của con người. Từ cách suy nghĩ đó, người Cơtu rất thành tâm, sống theo nguyên tắc, chuẩn

52

mực nhất định của cộng đồng. Một niềm tin luôn hiện hữu trong nếp nghĩ của người Cơtu là các vị thần tốt luôn chở che mình, giúp đỡ mình trong suốt cuộc đấu tranh sinh tồn. Gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người Cơtu có các vị thần núi, thần sông, thần rẫy, thần làng... mỗi vị thần cai quản một lĩnh vực, việc khai thác các nguồn tài nguyên được xem như hành vi chừng mực, mang ý nghĩa đạo đức, khai thác đồng thời bảo vệ và tái tạo [14, Tr. 28].

Thời Mỹ-ngụy còn chiếm đóng miền Nam, chỉ có một bộ phận rất nhỏ người Cơtu ở xã Cà Dăng bị bắt về ở khu tập trung bên cạnh đồn An Điềm của địch nên đã theo đạo Tin lành, còn hầu hết dân tộc Cơtu đều trung thành với tín ngưỡng cổ truyền cùng những cách thức tôn giáo cổ truyền của cộng đồng mình. Tính đến năm 2015, trên địa bàn Đông Giang có các tôn giáo: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo và Cao đài. Tuy vậy, số lượng tín đồ còn ít, đạo Tin lành mới có cơ sở thờ tự ở thôn A Chôm II, xã Kà Dăng.

Ngày nay, cùng với sự giao lưu văn hóa nói chung thì tín ngưỡng cũng được nhân dân Cơtu Đông Giang đang ngày càng du nhập và chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng truyền thống người Việt – Kinh như hình thức thờ cúng trong lễ cưới, lễ Tết hay thờ cúng ông bà tổ tiên, tang ma, v.v.. Hiện nay có nhiều hình thức tín ngưỡng không còn mang đậm chất Cơtu xưa mà nó bị biến dạng, bị Cơtu hóa và thậm chí ngày càng phai nhạt.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 52 - 54)