Thực trạng văn hoá truyền thống của người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.Thực trạng văn hoá truyền thống của người Cơtu ở huyện Đông Giang tỉnh

Nam hiện nay

Ngày xưa, việc đi lại giữa các vùng miền núi và đồng bằng rất khó khăn, vì vậy sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc rất hạn chế. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào thiểu số thường mang tính chất khép kín trong phạm vi bản làng. Sự khép kín trong cộng đồng, ít giao lưu khiến xã hội chậm phát triển, nhưng đồng thời những nét văn hóa riêng lại được bảo lưu lâu bền.

Xã hội càng phát triển thì văn hóa càng phong phú, đa dạng. Ngày nay các tuyến đường giao thông được mở mang, phương tiện cơ giới giúp việc đi lại giữa đồng bằng và miền núi dễ dàng hơn. Giao lưu văn hóa – kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Cơ tu ở huyện Đông Giang, thay đổi được một số tập quán lạc hậu, hầu hết đồng bào Cơ tu đã có thói quen ăn chín uống sôi, biết giữ vện sinh bản làng, đẩy lùi dần bệnh tật, học làm ruộng nước, hạn chế phá rừng làm rẫy, dần dần xóa nạn mù chữ… Việc định canh định cư đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nơi đây.

Song song với việc chăm lo đời sống vật chất cho cho đồng bào thì Đảng bộ, UBND huyện cũng đã có nhiều chính sách để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Đặc biệt là chú trọng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng và giàu bản sắc của tộc người.

Năm 2015, UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho huyện Đông Giang tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) về xây dựng Làng truyền thống Cơ Tu tại thôn Đhrôồng (xã Tà Lu) để phục vụ du lịch. Theo đó, làng truyền thống Cơ Tu Đông Giang sẽ được thực hiện trên tổng diện tích khoảng 10,5ha, làm cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch trong mối quan hệ tổng thể với phát triển du lịch của tỉnh. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với đồng bào Cơ Tu và chính quyền huyện Đông Giang trong những nỗ lực khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương. Trước đó, vào năm

64

2008 UBND Đông Giang có đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu giai đoạn 2009 - 2015. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, đề án đã đem lại những kết quả khả quan trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào, nhất là các di sản phi vật thể đã được công nhận. Bên cạnh các làng nghề thủ công truyền thống Cơ Tu được khảo sát bảo tồn và phát triển trong cộng đồng dân cư ở các xã Tà Lu, A Ting, Sông Kôn... tại địa phương xuất hiện thêm nhiều làng truyền thống đang mở hướng khôi phục nghề chế biến rượu cần, các nhạc cụ truyền thống độc đáo. Theo bà Ating Thị Tươi - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, hiệu quả từ đề án đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu tại địa phương. Từ đó, từng bước hướng đến việc bảo lưu văn hóa gốc trong cộng đồng, kết hợp đưa nhiều loại hình văn hóa trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách khám phá và trải nghiệm [13, Tr.1].

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện (cơ quan chủ trì soạn thảo Đề án) tổ chức Hội nghị góp ý Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa CơTu” trên địa bàn huyện Đông Giang đến năm 2020. Hội nghị góp ý Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa CơTu” đã đề ra những nội dung, giải pháp thiết thực để triển khai thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở, bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể như: Mở lớp dạy nói và viết tiếng CơTu; nhạc cụ Abel, tâmbhreh (đàn bầu), Ahen (khèn), Aluôt (sáo…; sưu tầm và lưu giữ công cụ săn bắt như: Dụ, giáo, khiên, nỏ, chông, thò, ná…; dụng cụ sản xuất, trang phục truyền thống CơTu, nhạc cụ truyền thống, phục dựng nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc; duy trì văn hóa ẩm thực đặc sắc và đa dạng như: Avh hor (cơm lam), Cuôt (bánh sừng trâu), Axiu hor ưngcoo (thịt, các nấu ống), Buôh tơnơơm (rượu cần), Buôh tavac (rượu Tà vạc)… đặc biệt trong đó có 03 di sản văn hóa phi vật Quốc gia của tộc người CơTu là Điệu múa Tân tung - da dắh, Dệt thổ cẩm, Nói lý - hát lý.

Huyện Đông Giang cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ tu vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Theo báo cáo của huyện Đông Giang, qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu giai đoạn 2009-2015, công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa Cơ Tu trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc.

65

Về văn hóa vật thể: Các nghề thủ công truyền thống của người Cơ Tu được đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu khảo sát bảo tồn, phát triển trong cộng đồng dân cư như: nghề dệt thổ cẩm tại xã Tà Lu, xã A Ting, đan mây tre tại xã Sông Kôn. Khôi phục nghề chế biến rượu cần tại thôn A Dinh, thị trấn Prao và khôi phục, gìn giữ các loại nhạc cụ dân tộc như: Trống, cồng, chiêng, khèn. Một số vật dụng trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất hằng ngày mang đậm bản sắc người Cơ Tu được sưu tầm lưu giữ như: công cụ bảo vệ săn bắt, dụng cụ lao động sản xuất, các đồ dùng trang sức, trang phục. Về văn hóa ẩm thực, có các sản phẩm được làm ra từ lao động và có sẵn trong tự nhiên như: Cơm lam, bánh sừng trâu, rượu tà đin, tà vạt đã khuyến khích cho nhân dân tại các địa phương khai thác chế biến để dùng trong các ngày lễ hội, ngày Tết hoặc đãi khách. Đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng mô hình Gươl.

Đến năm 2017, toàn huyện có 77/95 được công nhận danh hiệu thôn văn hóa, chiếm tỷ lệ 78,95%, có 5.378/6.273, hộ được công nhận gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 85,73% và có 52/85 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 61,2%; đã xây dựng được 85/95 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng trong đó có 60 gươl và 25 nhà sinh hoạt cộng đồng. Hình thành 01 làng du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Cơtu và phát triển kinh tế tại thôn Bờ Hôồng 1, xã Sông Kôn là làng du lịch văn hóa cộng đồng-đã thu hút khoảng 2.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, giao lưu tìm hiểu về văn hóa Cơ Tu. Về điểm di tích lịch sử đã triển khai khoanh vùng, đặt mốc, gắn bia 3 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (làng Đào tại xã Sông Kôn; Bờ sông A Vương tại xã A Rooi; Dốc Gợp tại xã Mà Cooih). Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Cơtu được giữ gìn và phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội được loại bỏ. Năm 2015, nghệ thuật nói lý, hát lý, điệu múa tân tung da dăh và nghề dệt thổ cẩm được Bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận 03 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Tỉnh Quảng Nam cũng đã công nhận trên 4 di tích cấp tỉnh [6, Tr.2].

Đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu cũng đã có nhiều đóng góp trong bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể. Tại một số xã trên địa bàn huyện đã tổ chức sưu tầm các truyện cổ dân gian, làn điệu dân ca, tổ

66

chức các buổi nói lý, hát lý ghi âm lưu giữ. Về ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết người Cơ Tu, bắt đầu từ năm 2011, UBND huyện phối hợp với Trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc - miền núi Quảng Nam tổ chức mở dạy tiếng Cơ Tu cho cán bộ, công chức trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết của người Cơ Tu. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu, huyện Đông Giang đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam-cơ quan thường trú tại khu vực miền Trung tổ chức tiếp âm và phát sóng chương trình phát thanh tiếng Cơ Tu. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phục dựng ghi hình để lưu giữ và phát huy một số lễ hội như: lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Cồng chiêng. Triển khai xây dựng mô hình du lịch thôn văn hóa cộng đồng, thành lập các đội văn nghệ Cồng chiêng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 11/11 xã, thị trấn có đội Cồng chiêng, 95/95 thôn có đội văn nghệ, trong đó 74 thôn có đội Cồng chiêng. Đặc biệt đội Cồng chiêng của huyện Đông Giang đã tham gia biểu diễn chương trình nghệ thuật tại các lễ hội lớn của tỉnh như: Tuần lễ văn hóa Quảng Nam tại Hà Nội, giao lưu kỷ niệm kết nghĩa giữa hai tỉnh Quảng Nam và Thanh Hóa và tham gia chương trình văn nghệ nhân kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh Quảng Nam, 10 năm tái lập huyện.

Bên cạnh đó, với têng ping – nghi thức bỏ mã vốn lưu dấu sâu đậm trong tâm thức, tín ngưỡng tộc người cũng đã có những đổi thay đáng kể trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh. Không gian của nghi lễ têng ping hiện nay ngày càng có xu hướng khép lại trong quy mô và gia đình, điều này là kết quả của rất nhiều nguyên nhân: quá trình cận – xen cư trong cư trú đã tạo nên những giao thoa, ảnh hưởng giữa Cơ tu – Kinh, chủ trương của Đảng và Nhà nước tác động làm thay đổi đời sống văn hóa, kinh tế nương rẫy cổ ruyền tạo nên cuộc sống định canh, định cư và kéo theo sự thay đổi cấu trúc xã hội truyền thống.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, vẫn còn một số hạn chế nhất định như những chủ trương, chính sách được đề ra để xây dựng, bảo tồn văn hóa chưa thực hiện quyết luyệt, chưa đạt hiệu quả, một số trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu còn chưa mặn mà với phong trào. Nhận thức về văn hóa nói chung và phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở còn chưa thấu đáo dẫn đến việc nhận diện và đánh giá phong trào chưa xác thực.

67

Điều này đưa đến tình trạng phong trào xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ chưa có chiều sâu, một số địa phương lúng túng trong việc quy hoạch trên lĩnh vực văn hóa. Do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nên chính sách đãi ngộ đối với họ, những người tài, tâm huyết chưa thật sự đi vào thực tế như: chủ trương của Đảng, chưa rõ ràng, đồng bộ, hợp lý và không đủ để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện làm việc.

Những hạn chế trên để lại những hậu qủa như hiện nay, nhiều địa phương mất đi văn hóa làng, nhà sàn cũng thay đó thay nhiều bằng nhà trệt, mái lá thay màu tôn xanh đỏ, Gươl cũng xây dựng theo quy hoạch cùng chiều đường đi. Cùng với quá trình chuyển biến, thay đổi nhanh chóng về mọi mặt, trên lĩnh vực trang phục, quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Xu thế ăn mặc theo người Kinh đang chiếm ưu thế, vì không phải trồng bông, kéo sợi, dệt vải, áo quần may sẵn lại rẻ hơn. Những đồ dùng hằng ngày bằng đất nung, tre nứa, mây song, quả bầu… đã từ từ nhường chỗ cho soong nồi nhôm, can nhựa, lọ thủy tinh…Nhiều công cụ săn bắt như nỏ, lao, giáo, các loại bẫy… không có nhu cầu sử dụng. Một số hiện tượng xấu trong xã hội hiện đại bắt đầu xâm nhập lên miền núi, làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên dân tộc.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 69)