6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.2.3 Văn hoá nghệ thuật
Ba boóch (hát giao duyên hay hát ân ca C’tu):Ba boóch cũng ứng khẩu như pr’mabh’nóch (nói lí, hát lí), nhưng thể loại nó vẫn có vần có điệu sắp xếp một cách trật tự từ ngữ phù hợp. Ba boóch thường thể hiện trong việc tình tứ của đôi trai gái để thể hiện tình cảm của mình với bạn tình; cũng có trường hợp dùng Ba boóch hòa giải công việc rắc rối đôi bên; hay căn dặn con cháu ăn ở lẽ phải am rang, a’băng chặt prơ đươi u cân/tre già măng mọc đều có lợi đấy con; hoặc cũng có khi Ba boóch nhằm khen, chê một người nào đó…Ba boóch cũng thể hiện ẩn dụ để ví lên sự việc, hình tượng cần giải bày, nó cũng nhiều tầng nấc theo trình độ, khả năng của người ba boóch.
Ba boóch là hình thức hát ứng khẩu phổ biến của dân tộc Cơ tu. Trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa hiện nay cần sưu tầm nhân rộng các thể loại ba
53
boóch để giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo niềm vui phấn khởi trong lao động sản xuất và tình yêu quê hương đất nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Nói lí – hát lí (prá pr’ma, têng bh’noóch, tr’a): Văn hóa Cơ tu rất phong phú và đa dạng, nhưng đáng tiếc hiện nay việc sưu tầm, ghi chép thành văn chưa được chú trọng, nguy cơ mất văn hóa quý báu này mỗi ngày mỗi gần. Hiện nay việc truyền lại nền văn hóa của người Cơ tu chủ yếu trên cơ sở truyền khẩu (truyền miệng) là chính, nói lí – hát lí cũng nằm trong điều kiện chung như vậy.
Nói lí – hát lí là hình thức ứng khẩu thường sử dụng thường sử dụng vào mục đích phục vụ sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ tu, giống như phong tục của người Kinh “miếng trầu là đầu câu chuyện” hay lời giới thiệu lí do trong buổi sinh hoạt hiện đại ngày nay. Nói lí – hát lí của người Cơ tu không phải dùng triết lí, để mổ xẻ, phân tích một sự việc hiện tượng, mà cái lí ở đây dùng hình tượng ẩn dụ ví cái này là hiểu nghĩa của cái kia. Vì vậy, nói và hát lí kích thích được người nghe để đối phương hiểu sâu công việc một cách cặn kẽ, chí tình và đồng cảm với nhau. Bởi vì có những việc bằng lời thông thường không thể nói ra được mà phải dùng lí để nói toát lên nội dung khúc mắc của vấn đề; trong nói lí – hát lí ứng khẩu rất văn hóa, có thể một bên nêu lí căng cho bên kia, nhưng đối phương lại nói nhẹ nhàng lí tình, khẽ khàng thì bên nêu lí căng ban đầu sẽ lại hạ giọng ngay, mềm dẻo trở lại và đi đến thống nhất chung của công việc cần giải quyết. Do vậy nó được sử dụng một cách phổ biến trong sinh hoạt của người Cơ tu, đồng thời nó còn dùng vào việc giải quyết những việc lớn hệ trọng giữa người với người, làng với làng, xã với xã… như: giải quyết mâu thuẫn nội bộ, cưới hỏi, thuê mướn, dùng nói lí lừa giặc…
Nói lí – hát lí không có bài mẫu chung để ai cũng học thuộc như bài hát thông thường, nó phụ thuộc vào việc ứng khẩu của tác giả theo trình độ, khả năng, kinh nghiệm sống của cá nhân người nêu lí do phù hợp nội dung, hình thức chủ đề của công việc mà khởi xướng. Song cái chung của cuộc nói lí - hát lí bao giờ không thể thiếu chủ thể và khách thể đối đáp với nhau, đó là chủ và khách [50, Tr.178].
Như vậy, trong nói lí - hát lí muốn thể hiện hay, ý tứ sâu tài ứng khẩu của người nói lí - hát lí điều không thể thiếu đó là: am hiểu bản chất của vấn đề người nói lí - hát lí nêu lên hình ảnh gì, mà hình ảnh đó phù hợp với nội dung vấn đề và lời ví von của
54
đối tượng đề ra. Ví dụ : ví ở khu rừng nào đó thì ở đó ta phải biết có loại cây cối gì, chim thú gì đặc trưng? Ví con sông thì hiểu sông đó nông hay cạn, trong hay đục, êm đềm hay ghềnh thác, cá to hay cá nhỏ? Ví đến con người cụ thể thì hiểu người đó uy tín ra sao, thành tích những gì, tại sao người ta ví đến vấn đề ấy? Từ những cái đơn giản cần phải hiểu biết đó ta suy ra nghĩa chính của vấn đề cần giải nghĩa của cái lí, của bản chất vấn đềhọ nêu ra là gì, để trả lời cho đúng nội dung.
Nói lí - hát lí là một nghệ thuật của tài ứng khẩu mang tính đối xử nhanh, thấu tình đạt lí, nó phức tạp về ý tứ, cô đọng về tính chất, thâm thúy về nội dung. Từ đó bắt đối phương phải suy nghĩ, cân nhắc và chắt lọc để am hiểu đích thực nội dung của bên đưa lí là cái gì để đáp lại một cách chính xác, thấu lí - đạt tình. Nói lí - hát lí mỗi người thể hiện có những cách thức, ý tứ riêng của nó. Do vậy, không thể ai cũng nói lí hát lí hay và giải đúng nghĩa để hiểu nhau được, từ đó cho thấy muốn nói lí – hát lí đạt ở trình độ cao thì cần phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống và kinh nghiệm của cha ông đi trước để lại.
Hát ru: Hát ru Cơ tu gọi là p’dơng a’coon giống như các dân tộc khác người mẹ Cơ tu ru con khi địu, với làn điệu à ơi..của âm điệu núi rừng, sông suối. Ru con êm ái vào giấc ngủ mong con khôn lớn từng ngày và lớn lên dựng xây quê hương.
Ngày nay những làn điệu p’dơng a’coon người mẹ trẻ hầu như không hay biết gì, khi cần ru con là dùng những bài hát hiện đại. Thế hệ con của người Cơ tu bây giờ thiệt thòi mất nghe tiếng ru hời của người mẹ với du dương của làn điệu thông reo và gió hát.
Tân’tung da’dă: Là điệu múa tập thể của trai gái Cơ tu. Tân’tung là điệu múa của con trai, da’dă điệu múa của con gái. Tân’tung và da’dă là điệu múa trong dịp lễ hội theo hàng lối điệu múa vòng tròn, múa đúng nhịp chiêng trống, tân’tung con trai vừa múa và vừa hú một cách sôi động và nhộn nhịp, dă’dă con gái giơ cao hai tay lên trên đầu, chân lết đi theo nhịp, mắt nhìn thẳng và xoay tròn theo nhịp trống chiêng một cách êm diụ và nhịp nhàng thể hiện nét đẹp của người con gái miền sơn cước, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống
Chữ viết (Xơ rạ): Về chữ viết, năm 1956, để thuận tiện trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, một số cán bộ hoạt động cách mạng ở miền núi đã
55
biên soạn chữ chữ viết Cơ tu. Việc giảng dạy và học tập chữ Cơ tu được tổ chức và mở rộng, nhưng sau đó bị lãng quên và chỉ được phục hồi trong những năm gần đây.
Truyện cổ tích (Bh’lô): Mỗi dân tộc có một hệ thống truyện cổ riêng mang đậm bản sắc văn hóa của mình. Người Kinh có Cô Tấm, Chú Cuội, Thạch Sanh…, người Mường có Ông Đất, Bà Nước…, người Cơ tu có T’rị Bhrư, Đhươm Đhunr, Đhươm Đha Rịt, C’rụa… Có lẽ là đã khá xa lạ với thế hệ trẻ bây giờ hình ảnh những đêm rừng rét mướt, ngồi bên bếp lửa nhà sàn hay Gươl nghe người già kể chuyện. Những câu chuyện kì thú về sự hình thành tự nhiên, những hiện tượng xảy ra trong đời sống, những vị anh hùng có sức mạnh phi thường luôn đứng ra chiến đấu bảo vệ dân làng đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc. Hay những câu chuyện ngụ ngôn hàm súc với những lời răn dạy thâm thúy, uốn nắn con người ta đi về đường ngay nẻo chính, xa rời những thói xấu hại người.
Thời đại kinh tế thị trường, báo đài, internet…đã góp phần làm thay thế những buổi họp Gươl nghe người già nói chuyện. Và dường như trong tâm tưởng của lớp trẻ cũng không có khái niệm về truyện cổ tích của dân tộc mình. Lớp trẻ thì vô tâm người già thì đau lòng. Một mai lớp người già khuất núi thì liệu những vốn văn hóa truyền thống này có mất theo hay không? Dẫu sao thì truyện cổ cũng là những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng cho từng dân tộc. Bảo tồn và lưu giữ vốn văn hóa truyền thống quý giá này không chỉ là nhiệm vụ của một bộ phận dân cư nào mà nó là tài sản của toàn dân, mọi người đều có nghĩa vụ gìn giữ và phát huy để nó tồn tại với dân tộc mình.