Làng, nhà cửa

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.2.Làng, nhà cửa

2.2. Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1.2.Làng, nhà cửa

Xưa nay ở vùng Cơ tu khái niệm tỉnh, huyện, xã chưa rõ ràng. Ở vùng xa xa có khoảng đất rộng và nhiều làng xóm cách xa và đi bộ khoảng từ một đến hai ngày… thì gọi: Chr’hoong; địa bàn hẹp cách gần làng mình và tương đồng về mặt phong tục tập quán, gần trong việc đi lại và cận kề bà con xuôi gia thì gọi là: Chr’val. Nhỏ hẹp dần về không gian, khoảng cách, diện tích và đồng nhất về phong tục tập quán, có quan hệ huyết thống, máu mủ, gói gọn sống trong phạm vi nhỏ hẹp và độc lập về không gian, tập trung sống trong một cộng đồng gắn kết nhau “tối lửa tắt đèn” Cơ tu gọi: Bhươl, cr’noon hay vêêl.

Như vậy, tương ứng với đơn vị hành chính hiện nay thì nó tương đương: thôn, làng, xóm / Bhươl, cr’noon, vêêl; xã /chr’val; tỉnh, huyện /chr’hoong (gọi chung), nước / k’tiếc (k’tiếc Việt Nam), thế giới / bhlang k’tiếc.

Vậy cr’noon của người Cơ tu như thế nào, sinh hoạt cộng đồng trong đó ra sao? Cr’noon/ làng Cơ tu thường được dựng lên nơi đất cao thoáng mát, có tầm nhìn xa, dễ quản lí bảo vệ; gần nguồn nước để bắc về trung tâm làng dùng.

Theo thủ tục, để chọn lập cr’noon, trước hết Hội đồng già làng bàn bạc xác định địa điểm khu đất; rồi các cụ đến địa điểm ấy để làm thủ tục cúng đất, xin giàng… thông thường chỉ đem một trong các thứ như: con gà trống choai hoặc quả trứng gà, hay ốc suối, con cuốn chiếu (p’puôl), chén nước trong, đốt cây đót (bóh atâng), dựng dáo (p’đhâng bhất) … cúng xong nếu thuận với ý của người cúng thì sao đó phát một khoảnh đất gọi là “tạm nhận” để dựng nhà, sau ấy tổ chức ăn uống cho qua ngày. Đêm về số cụ cúng đất hôm đó hay người có uy tín trong làng nếu nằm mơ thấy điều tốt, như được của quý, trời nắng đẹp… thì ngày hôm sau tiến hành đến phát dọn, phân

34

từng lô đất cho hộ dân, ngược lại nếu chân gà xấu không thuận ý người cúng hay gặp rắn độc, hoặc làm gẫy cán rựa, rìu; gẫy đá mài, vỡ chén (Cơ tu gọi cha’zắh)…; nằm mơ báo báo điềm xấu, như bị rày la, báo điềm cấm kị, đuổi rước… thì bỏ khu đất đó, đến tìm nơi khác.

Cách bố trí phần đất thường dùng theo hình sẵn có của địa hình tự nhiên không cải tạo thêm, thông thường cr’noon xây dựng theo mô hình bầu dục (hay hình tròn) xung quanh dựng nhà sàn của các thành viên trong làng, ở giữa là gươl, các nhà dân cửa đều hướng vào gươl – vì gươl trung tâm của làng. Tuy nhiên do điều kiện đất đai nếu không đủ để dựng gươl ở giữa thì vẫn có thể dựng gươl cùng nằm theo chiều hướng ngang với nhà thành viên. Nhưng nhà gươl phải làm nơi trang trọng, cao ráo và trung độ của làng.

Nhà truyền thống của đồng bào thường là nhà sàn. Nhà sàn có bốn mái cao vừa, mái uốn khum tròn ở hai đầu hồi, hình kiểu mai rùa. Vật liệu chính để làm nhà là: gỗ, tre, nứa buộc bằng dây mây hay dây rừng hoặc ghép gạ đục cây luồn với nhau một cách cứng chặt; chất lợp dùng tranh, lá lách, lá cọ, lá cao rừng, lá mây hay lấy nhiều lóng nứa bổ đôi ghép âm dương làm máng tạo thành mái nhà (Cơ tu gọi apoóc). Nhà sàn Cơ tu nhìn bề ngoài thấy mái tròn, nhưng thật sự bên trong vẫn bốn mái: hai mái bên và hai mái đầu hồi, cửa chính vào nhà theo hai kiểu:

Nhà sàn Cơ tu dal (vùng cao): thường cửa chính vào hai bên đầu hồi, trước khi lên sàn thì bước qua bậc đầu tiên ở đầu hồi Cơ tu gọi h’joóh.

H’joóh làm bằng ván, để trống không có phên che, từ dưới đất bước lên cao khoảng 50cm có bậc thang lên xuống. H’joóh nơi khoảng trống để dệt dồ, chẻ nan, đan lát khi rỗi việc sản xuất nông nghiệp; nơi để dụng cụ sản xuất thường dùng, như: cối – chày giã gạo, ống nước rửa tay chân trước khi bước lên bậc thang vào sàn ở…; h’joóh còn để cho thanh niên nam nữ tâm tình với nhau vào đêm khuya (vốch zơng /đi sim).

- Nhà sàn Cơ tu phương (vùng thấp): cửa vào trong nhà thường bên mái chính, từ đất lên làm các bậc thang từng chiếc một dẫn thẳng vào trong nhà. Các vật khác như cối – chày giã gạo, nông nia, ống nước… làm nhà riêng gần nhà ở - Cơ tu gọi là đông c’lóh (hay đông đớc t’păl).

Trong nhà sàn bếp làm chung trên đó, mỗi bếp thường một chủ hộ. Bếp là nơi để chụm lửa để nấu ăn và sưởi ấm. Thành viên hộ thường ngủ quanh bếp, chân hướng

35

vào lửa hơ ấm khi mùa đông về. Nếu nhà nhiều hộ gia đình riêng thì bốn bếp ở góc nhà thường ưu tiên cho hộ có uy thế và khá giả trong nhà. Còn hộ mới lập gia đình hoặc uy thế kém hơn thì làm bếp ở gian giữa. Chính điều này người Cơ tu có câu:

amay ve ắt léh đâl t’tâl m’mâm (ý người có uy thế được ở giữa gốc nhà). Ngoài ra còn có buồng riêng làm lối ra ngoài cho vợ chồng mới cưới, hoặc thanh niên nam nữ chưa có gia đình; riêng khách được bố trí ăn, ngủ ở gian giữa (Cơ tu gọi là doong, cũng có nơi có làm giường để cho khách quý nằm) sàn hay giường thường trải chiếu tự đan từ lá dứa dại – Cơ tu gọi alớ, ngày nay thì trải chiếu mua từ dưới đồng bằng lên. Nhà sàn Cơ tu không ngăn phên giành riêng cho từng hộ. Trong nhà sàn thường làm nhiều giàn để đựng đồ và thứ tự như sau: Trên bếp thường có ba bậc giàn, đó là hai giàn bếp thấp nhỏ, đan thưa, Cơ tu gọi lag Tir đây là giàn để phơi đồ tươi dễ lấy dễ dùng. Giàn trên tir gác cây ngang với trính trong nhà họ làm rộng, đan kín dùng để ủ chuối, phơi thóc, ngô… gọi là ch’rung hay hir.

Hai bên đầu hồi trên cao từ trính ngang cùng với ch’rung họ gác cây làm giàn song song với h’joóh ở dưới, người ta dùng để đựng bồ lúa, bắp, củi, vật liệu khô khác để sản xuất… gọi là r’pang. Còn giàn cuối cùng gọi là para. Para được làm tại hai bên mái chính từ phên nhà đến mái tranh có độ cao từ sàn lên khoảng 1,0 – 1,3 mét để đựng soong nồi, chén bát, rau quả, cơm cháo… dễ lấy, dễ dùng không khô héo nhanh.

Do nhà sàn rộng và kín, nên họ có chừa chỗ thông hơi trên mái cho thông khói và gió, dễ có ánh sáng mặt trời chiếu vào không kín mít gọi là p’bhung.

Như vậy, nhà sàn Cơ tu liên hoàn từ chỗ ngủ đến chỗ nằm, chỗ nấu, chỗ đựng đồ đạc một cách trật tự có tổ chức và nề nếp dễ tìm dễ lấy.

Riêng các đồ của quý hiếm khác như: ché, chiêng quý của hộ gia đình giàu có, thóc chưa cần dùng, mỗi hộ họ làm một nhà kho riêng – Cơ tu gọi là cr’lăng. Cr’lăng xa cách nhà ít nhất 20 – 30 mét, để phòng trường hợp bị hoả hoạn trong làng nhưng cr’lăng vẫn tránh được hư hại xảy ra. Cr’lăng thường làm chỉ có bốn cột cao ráo, các cột đều có miếng che tránh được con chuột bò lên sàn phá hoại – Cơ tu gọi là đha; gầm cr’lăng cao từ mặt đất lên khoảng 1,6 – 2 mét. Khi cần lên sàn cr’lăng có cầu thang riêng bắc lên để lấy hoặc cất đồ.

36

Ngoài ra ở khu đất sản xuất để nghỉ ngơi, chăn nuôi người Cơ tu còn dựng nhà rẫy gọi là zơng; ở rừng trong khi săn bắt chim thú hay ở ven sông suối khi bắt cá, ếch còn dựng nhà tạm để ở trong thời gian ngắn gọi là pớ.

Hàng rào(g’roong), cổng làng(c’riing): xuất phát từ cách bố trí cr’noon như trên, nên xung quanh cr’noon có hàng rào khép kín. Xưa kia, hàng rào làm theo nhiêu lớp, nhiều tầng kiên cố để phòng giặc đến làng vào đêm khuya. Ngày nay hàng rào chủ yếu bảo vệ gia súc cấm vào trong làng mất vệ sinh, hàng rào có nơi làm bằng xếp hàng cây rừng kín chặt, có nơi đào bằng đường hào sâu rộng. Lối thông của cr’noon ra ngoài qua hàng rào thường có hai cổng chính, cổng này xưa kia thường khóa chặt vào ban đêm – gọi là k’đợp c’riing. Ngày nay cổng để trống có bậc thang bước lên, xuống một cách thuận lợi, dễ dàng qua lại. Ngoài ra còn có các ổng phụ phù hợp lối ra rừng, ra rẫy của từng nhóm hộ trong làng [9, Tr.142].

Các công trình công cộng đều là tài sản chung, mọi thành viên đều có trách nhiệm đóng góp công sức để xây dựng và có nghĩa vụ quản lí, bảo vệ, giữ gìn và sử dụng dài lâu.

Người Cơtu quây quần bên nhau, sống trong nhà sàn. Nhiều nhà tạo nên làng, làng là một tổ chức tự quản, gần gũi, đùm bọc che chở nhau, đoàn kết, thống nhất thành một khối chặt chẽ. Cr’noon/ Bhươl hay Vêêl (làng) Cơtu thường dựng lên trên đất cao thoáng mát, có tầm nhìn xa, dễ quản lí bảo vệ, gần nguồn nước để bắt về trung tâm làng dùng. Mỗi làng có một nhà Gươl, đó là nhà chung do thành viên trong làng tập trung công sức làm. Gươl được dựng ở trung tâm sân làng, các cửa nhà dân hướng về Gươl. Là nơi sinh hoạt truyền thống, nơi họp hội giải quyết công việc, nơi sinh hoạt giáo dục truyền thống của dân tộc, nơi lưu giữ những vật hiến tế, cúng bái, của cải chung và nơi tiến hành các lễ nghi của làng. Nhà Gươl truyền thống hay sân làng là nơi thao diễn những hoạt động văn hóa của đội ngũ trí tuệ. Ở đây, các nghệ nhân có dịp sáng tác những nhạc cụ, cải thiện nghệ thuật điêu khắc, tập luyện đánh cồng chiên, múa tung tung da’dă, đặc biệt cho các em trẻ, một phương cách giữ gìn hữu hiệu bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là nơi tiếp đón khách quý của toàn làng nơi nghỉ lại của khách. Và một chức năng thường xuyên là nơi ngủ đêm của con trai chưa vợ. Nhà Gươl cũng là nơi ngủ của những thanh niên trong thôn chưa vợ sau các buổi sinh hoạt. Ðây cũng là nơi các già làng, dưới ánh trăng thanh, quanh đống lửa ấm, kể

37

chuyện cổ Cơtu, cội nguồn dân tộc, sự tích dòng họ, phong tục tập quán, không những chỉ cho học sinh mà còn cả cho thanh niên, cán bộ. Đồng thời, Gươl là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, v.v.. hay nói cách khác là nơi thiêng liêng nhất, nơi tập trung linh hồn sống của một thôn tạo nên sự bền vững của văn hóa cộng đồng Cơtu, v.v.. Mô hình xây dựng Gươl có khuôn mẫu tương đối chung, trang trí hình vẽ, chạm khắc, họa tiết đều thể hiện những nếp sinh hoạt tiêu biểu của người Cơtu, hoặc những muôn thú mà làng thường săn bắt, v.v… Cấu trúc của Gươl khác nhà ở, nó không có phên ngăn kín xung quanh ở chính giữa có một cột to cao dựng đứng từ mặt đất đến nóc nhà gọi là trụ chính (z’râng moỏng). Xét về cấu trúc nhà cửa của người Cơtu thì “Gươl là trái tim của làng’’, còn “z’râng moỏng chính là trái tim của nhà Gươl”. Tuy nhiên trong nhà Gươl còn có rất nhiều cột mẹ. Chính điều đó đã tạo nên sự chắc chắn của nhà Gươl. Trên mỗi cột mẹ có phù điêu chạm hình người bán thân, hay các con vật quen thuộc như: chim đại bàng, con kỳ đà, trâu; có nhóm tượng tròn mô tả cảnh sinh hoạt như hút thuốc, giã gạo, kéo co, v.v.. đàn ông đánh trống chiêng múa điệu tân’tung, phụ nữ múa điệu da’dă. Cấu trúc nhà Gươl đã nói lên tính chất của nó. Nhà Gươl luôn đón chào tất cả mọi người trong làng từ mọi phía. Từ nhà Gươl mọi người có thể nhìn ra ngoài một cách tổng quát. Nhà Gươl của người Cơtu thường lớn hơn nhà sàn, vì vậy khi mọi người tập trung hội họp, vui chơi rất thoải mái không lo chật. Còn tùy theo vào loại hình trò hay hay lễ hội gì thì người Cơtu sẽ ra tổ chức ở ngoài sân Gươl. Chẳng hạn như đâm trâu, nó thu hút rất nhiều người tham gia và xem nên phải tổ chức bên ngoài.

Cách sinh hoạt trong nhà:

Mọi sinh hoạt trong nhà rất bình đẳng, xưa nay nếu nhà đó cùng một gia đình thì việc nấu ăn chung, bếp nấu cơm, bếp nấu canh. Sau đó chia phần bằng nhau để tự ăn phần của mình. Còn nếu nhà đông, khả năng nấu chung không nổi thì chủ hộ cho nấu ăn riêng theo bếp. Nhưng khi thức ăn chín dù ngon hay dở các hộ đều chia ít phần cho các hộ khác thức ăn mình nấu – Cơ tu gọi là phưa. Còn nếu kiếm được thịt từ con sóc trở lên thì chia cho mỗi trẻ em và người già trong bếp của mình mỗi người một miếng, còn lại chia cho các cháu ở bếp khác mỗi bếp mỗi miếng, Cơ tu gọi là t’pêếh.

38

một phần bằng nhau, Cơ tu gọi là ch’niêm; còn các nhà lân cận gân đó chia phần mỗi bếp một miếng tr’pêếh.

Trở lại việc chia thịt tại gươl thường có một tổ tự quản lí - Cơ tu gọi gr’mrêy hay ca’no. Tổ ca’no này tự phân công mổ xẻ, nấu nướng, chia phần thịt cho dân làng. Các bếp trong gươl góp củi, muối, ớt vào gươl cho tổ đó sử dụng vào làm thịt. Có hai cách chia thịt: một, thông thường nhất là chia thịt chin; còn cách thứ hai không phổ biến đó là chia thịt sống sau khi cắt đều nhau để các hộ tự về nấu dùng. Ở đây ta tìm nghiên cứu phong tục chia thịt chín cho thành viên làng, thường như sau:

Thành viên tổ quản lí đến từng bếp thông báo cho chủ hộ xé lá chuối rừng đủ cho số thành viên trong gia đình mình, sau đó người đại diện của tổ quản lí thu lá về tập hợp tại gươl và xếp đều lá chuối rồi múc thịt bỏ đều từng lá một, khi đã bỏ đủ lên lá kiểm tra kỹ lại xem có sót không và xem có đều nhau chưa, sau đó gói một đầu lá lại cho gọn(Cơ tu gọi cr’đắt), sắp đều, đếm đủ và xếp theo nhà, theo bếp rồi đem phân chia cho làng hay gọi dân làng đến gươl nhận phần( pây cha niêm).

Phần thịt đã chia đều như nhau vậy, nhưng thương các bà mẹ và các cô gái thường ít khi yên lòng dùng trọn vẹn hết phần thịt được chia cho mình, họ còn phân nhỏ để cho những người thân khác - Cơ tu gọi hình thức này là phưa hay hun.

Ngoài việc chia đều phần thịt cho dân làng như trên, tùy thịt to hay nhỏ trong gươl phải để một phần cho khách nếu có đến làng trong ngày hôm đó cũng có phần để dùng. Phần thịt này chỉ để trong một ngày nếu đến tối không có khách đến làng thì các cụ già trong gươl dùng.

Tính nhân văn của văn hóa làng Cơ tu còn có trong chính sách chia thịt cho con của phụ nữ đang có thai nghén( Cơ tu gọi là cr’đhợ, v’vợng, k’đắp achắc) để cho mẹ của đứa bé dùng có sức khỏe nuôi bầu trong bụng. Và điều này cho ta thấy sự quan tâm của cộng đồng với thai nhi, tuy chưa lọt lòng mẹ nhưng làng đã quan tâm đến bào thai và họ chấp nhận thai nhi ấy là thành viên của làng. Còn đối với người chết trong vòng 12 tháng (chưa giáp năm) vẫn còn chia phần thịt để cho gia đình hưởng – vì quan niệm cho rằng linh hồn người chết trong vòng một năm vẫn còn ở trong làng [9, Tr.145].

Xưa nay khách (t’mooi) bất kể từ đâu đến nếu vào gươl thì các nhà bưng cơm đến, gia đình ăn gì bưng cho khách ăn nấy; còn nếu khách vào nhà dân thì mỗi hộ

39

trong nhà đó nuôi khách phần mình có gì thì khách ăn nấy. Việc này nên lưu ý khi đến dân Cơ tu họ bưng cơm nhiều thì phải cố ăn mỗi mâm một ít để họ mừng, không nên ăn một mâm vì họ cho rằng khách chê và lần sau họ không nuôi nữa.

Riêng khách quý (t’mooi chr’nắp) của làng như cán bộ, bộ đội hoặc người có uy tín của làng khác đến, người Cơ tu rất tôn trọng và quý nể, họ làm xôi, giết gà, giết heo lấy rượu đãi khách. Người Cơ tu đãi khách thường dành phần ngon toàn bộ cho

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 42)