Phương tiện đi lại

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.4.Phương tiện đi lại

2.2. Văn hóa truyền thống tộc người Cơtu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1.4.Phương tiện đi lại

Với địa chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, phức tạp thì phương tiện đi lại của người Cơ tu chủ yếu dựa vào đôi chân không mệt mỏi dẫm rừng đạp núi và hệ thống đường bộ: hệ thống những đường mòn lớn nhỏ, bờ suối, sông… ở những điều kiện địa hình thuận lợi. Tuy nhiên do cư trú trên dạng địa hình hiểm trở, nên đường giao thông – hệ thống các đường mòn đa phần là nhỏ hẹp, có độ dốc lớn và trơn lầy trong mùa mưa.

Ngoài đôi chân leo trèo bền bỉ, người Cơ tu còn sử dụng cà kheo (cơ rơm) để nâng cao thân mình, để nâng cao thân mình, di chuyển qua những nơi bùn lầy, nước đọng hay để phòng tránh côn trùng, rắn rết… trên những dạng địa hình tương đối bằng phẳng.

Cơ rơm thường được làm hai thanh gỗ, tre già, có độ dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài cơ thể người sử dụng. Ở khoảng 1/3 chiều dài thanh tre, người ta cột bằng dây mây hoặc đục lỗ mộng và gắn vuông góc vào hai đoạn tre, gỗ ngắn. Khi sử dụng cơ rơm, người Cơ tu đạp lên hai thanh gỗ ngắn, hai tay cầm phần đầu cây tre, kẹp sát vào thân mình và bước đi thăng bằng, có thể xem cơ rơm là dụng cụ dùng để nối dài đôi chân.

Cà kheo trước đây được sử dụng rộng khắp trong cuộc sống tộc người Cơ tu. Hiện nay cà kheo chỉ còn phổ biến ở trẻ nhỏ như là trò chơi, thú giải trí được ưa thích và gần đây, trong những hội diễn văn hóa thể thao, cà kheo được đưa vào như môn thi đấu, trình diễn…

Trước vùng cư trú của người Cơ tu, bên cạnh địa hình đồi núi thì nguồn nước với hệ thống sông, suối, ghềnh, thác… đóng vai trò không nhỏ trong đời sống tộc người, cũng được xem là ranh giới tự nhiên giữa các làng. Dòng nước ở khu vực Cơ tu, chúng có thể chỉ là lạch nước nhỏ, thậm chí khô cạn vào mùa khô, nhưng tràn đầy vào mùa mưa lũ. Nếu con người không muốn bị cô lập trong địa vực cư trú buộc phải có những phương cách hay phương tiện sử dụng để “quá giang”. Phương tiện di chuyển qua, hay trên mặt nước của người Cơ tu gồm những hòn đá lớn xếp băng qua suối, cầu treo, bè, thuyền độc mộc…

Cầu treo thường được dùng để bắc qua những con suối hung hãn, với vật liệu chính là dây rừng và tre, gỗ. Khi làm, người Cơ tu chọn những đoạn suối hai bên bờ có

45

nhiều thân cây lớn, dùng nhiều dây rừng cột vào và giăng qua bờ bên kia. Trên những sợi dây này, người ta thắt gút để cột vào những đoạn tre, gỗ nằm ngang làm lối đi, hai tay cầm hai sợi dây hai bên giữ thăng bằng.

Bè (ra cọoh) được làm từ nhiều thân cây tre, nứa, lồ ô hay gỗ có cùng kích thước. Tre, nứa… sau khi đốn hạ được mang ra bờ suối và người ta xếp nhiều thanh song song theo độ rộng như ý muốn, được kết lại bằng dây mây. Để có thể tăng độ bền của bè khi lưu thông trên những đoạn suối nhiều đá ngầm, người ta còn dùng bốn thanh tre dài bằng chiều rộng của bè nẹp lại ở hai đầu, giữ cố định các thanh tre. Khi lưu thông, người Cơ tu đứng hoặc ngồi trên bè và dùng cây sào – cũng bằng tre, nứa để chống đi.

Tuy không còn phổ biến – hay nói cách khác là hầu như biến mất trong đời sống cộng đồng của người Cơ tu hiện nay, loại hình thuyền độc mộc (bhuông) của người Cơ tu được làm từ thân cây khoét rỗng với nhiều kích thước ngắn dài khác nhau. Để làm thuyền độc mộc, người Cơ tu thường đốn hạ những loại cây gỗ bền chắc, có thể chịu được sự va đập trên dòng chảy, sau đó dùng rìu vạt bỏ lớp vỏ ngoài và đẽo phần ruột/lòng thuyền. Thường thì thao tác làm lòng thuyền, người Cơ tu chỉ tiến hành đẽo gọt đơn giản, sau đó chất xơ tre, cành cây khô để đốt cháy, khi thân cây được đốt cháy hết lõi, họ lại dùng rìu để gọt phần than cháy và hoàn chỉnh lòng thuyền.

Sau khi làm xong phần lòng, để có chiếc thuyền độc mộc với hình dạng như ý, người Cơ tu lại tiếp tục sử dụng rìu để tạo thành phần vỏ bên ngoài.

Sau năm 1975 thì ở một số xã (xã Ba, xã Tư) và thị trấn Prao đã xuất hiện chiếc xe đạp, và ngày nay thì hầu như gia đình nào cũng có xe máy để đi, có một số xã thì đã có gia đình sở hữu xe ô tô. Hiện nay ở một số nơi người dân vẫn sử dụng phương tiện thuyền, bè để qua sông đi làm nương rẫy, đánh bắt cá, nhưng nhìn chung khá thô sơ, và cũn gchir dùng để di chuyển trên quãng đường ngắn.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 47)