Khái niệm khách du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấc nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch hàn quốc trường hợp điểm đến miền trung việt nam (Trang 28 - 29)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

1.2.1.2. Khái niệm khách du lịch

Cũng như khái niệm du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch. Định nghĩa đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó

khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”. Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình từ Paris đến Đơng nam nước Pháp. Căn cứ vào nội hàm của khái niệm du lịch, khách du lịch có thể được xác định dựa vào các hoạt động của họ, du khách là những người có các các hoạt động liên quan đến một kỳ nghỉ xa và rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ít nhất một đêm (Leiper, 1979). Theo một cách hiểu khác, khách du lịch là người tiêu dùng tại các điểm đến du lịch bằng các hoạt động sử dụng các tài nguyên nơi mà họ đến tham quan. Tất cả các hoạt động của du khách đều loại trừ hoạt động kiếm tiền tại nơi đến.

Luật Du lịch Việt Nam 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”[1]. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau: (1) Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; (2) Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.; (3) Khách du lịch ra nước ngoài là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấc nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch hàn quốc trường hợp điểm đến miền trung việt nam (Trang 28 - 29)