Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấc nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch hàn quốc trường hợp điểm đến miền trung việt nam (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.7.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Hàn Quốc là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế, là đất nước có nền kinh tế phát triển thứ hai Châu Á, thứ 13 thế giới với các sản phẩm nổi tiếng đặc biệt là điện tử, ô tơ, hóa chất, dệt… Với một nền kinh tế phát triển cao, đời sống chính trị ổn định, người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ Hàn Quốc trở lên năng động, thích đi du lịch để tìm hiểu những điều mới lạ.

Là đất nước phát triển, hiện đại nhưng trong nếp của người Hàn Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục.

Người Hàn Quốc rất dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, họ luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo lý và nhân tố tinh thần.

Người Hàn Quốc thích du ngoạn, vui chơi và làm việc đều hết mình. Họ phân biệt rõ ràng các vấn đề như cơng việc, gia đình, vui chơi.

Thanh niên có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, thích giao tiếp, dễ hịa nhập thích nghi với hồn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với giới trẻ.

Khách du lịch Hàn Quốc thích các loại hình du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hóa; thích chơi thể thao, đặc biệt là các mơn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, golf, bóng chày, võ thuật; thích được sống trong bầu khơng khí vui vẻ với những cuộc tham quan và các hoạt động tập thể; thích ăn các món hải sản, thịt bị, thích các loại gia vị như tỏi, hành, ớt… và thường dùng dầu vừng trong chế biến món ăn.

Khách du lịch Hàn Quốc thường có xu hướng thích đến thăm quan các di tích lịch sử văn hố như đình chùa, tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức các loại hình nghệ thuật đạc sắc của địa phương. Họ cũng đặc biệt quan tâm tới các mặt hàng truyền thống như những đồ làm từ gỗ, tre, thân cây dừa như: tượng phật, tượng thiếu nữ, một số vật dụng: muỗng, thìa, đũa…

Khách du lịch Hàn Quốc có khả năng thanh tốn khá cao. Do đó, họ thường lựa chọn các dịch vụ du lịch loại khá trở lên

Có thể nói tâm lý nói chung và tâm lý khi đi du lịch nói riêng của khách du lịch Hàn Quốc khá phong phú và phức tạp. Nó được thể hiện rõ nét trong việc ăn, ở, di chuyển, tham quan, mua sắm. Do đó, việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý tiêu dùng du lịch của họ sẽ giúp ngành du lịch khai thác có hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

2.7.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Miền Trung, dải đất thân thương nối liền hai miền Nam - Bắc của Việt Nam được biết đến với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và nhiều di sản văn hóa giàu bản sắc dân tộc, trong đó Huế, Đà Nẵng và Hội An là 3 địa điểm du lịch nổi tiếng.

Một là, điểm đến Huế:

Huế là điểm đến đặc trưng bởi loại hình du lịch văn hóa với hai di sản là Quần thể di tích Cố đơ Huế và Nhã Nhạc cung đình.

Nét đẹp trữ tình, thơ mộng của xứ Huế như đưa du khách trở về với những cơng trình kiến trúc mang đậm bản sắc phong kiến một thời tại Việt Nam. Nằm

bên bờ Bắc sơng Hương, ngay giữa lịng thành phố Huế, Quần thể di tích Cố đơ Huế là những di tích lịch sử, văn hóa do nhà Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đơ Huế xưa. Quần thể di tích là hệ thống kiến trúc biểu thị quyền uy của chế độ phong kiến nhà Nguyễn sau bao thăng trầm, gồm: Kinh đơ Huế, Hồng thành Huế, Tử cấm thành Huế, được sắp xếp tổng hòa từ mặt Nam ra mặt Bắc, theo kiến trúc giao thoa giữa Đông và Tây. Đặc biệt, trong Kinh thành Huế, kiến trúc lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn được xem là những thành tựu độc đáo thể hiện sự uy nghiêm của chế độ phong kiến một thời. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé qua một vài địa danh như sông Hương, núi Ngự, Lăng Cô, Chùa Thiên Mụ,...nơi tổ điểm cho Quần thể di tích cố đơ Huế.

Nhã Nhạc cung đình Huế được Unesco cơng nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm dưới triều đại nhà Nguyễn. Được xem là quốc nhạc nên Nhã nhạc cung đình Huế là biểu tượng của sự thịnh vượng và trường tồn của vương triều. Trong đó có sự tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc, cơ cấu tổ chức dàn nhạc,...giúp người thưởng thức không cảm thấy nhàm chán.

Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4,8 triệu, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt đạt 2,186 triệu. Khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế trong năm 2019, chiếm 19,9%.

Hai là, điểm đến Đà Nẵng:

Đà Nẵng chưa có Di sản thế giới, nhưng thành phố bên dịng sơng Hàn thơ mộng ln tự hào là trung tâm của “Con đường Di sản thế giới” dài 1.500km, được mệnh danh là “thành phố đáng sống” của Việt Nam. Với vị trí thuận lợi trên Con đường Di sản, Đà Nẵng còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của miền Trung-Tây Ngun, do đó, nếu nhìn một cách khách quan, cơ sở hạ tầng, giao thông… hơn các tỉnh, thành khác (trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên).

Đà Nẵng có bãi biển đẹp, có Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà… như một sự hội tụ các lợi thế khách quan và chủ quan hiếm thấy để phát triển - bảo tàng duy nhất ở Đơng Nam Á lưu giữ những dấu tích của nền văn hóa Chămpa rực rỡ, với gần 500 tác phẩm điêu khắc nguyên bản được sáng tạo trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15. Những thành tựu kiến trúc, điêu khắc và văn hóa độc đáo Chămpa cịn được lưu giữ tại Thánh địa Mỹ Sơn, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam.

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2019 Đà Nẵng đón 7,08 triệu khách đến thăm quan, trong đó khách trong nước 4,91 triệu, khách quốc tế 2,16 triệu. Khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng trong năm 2019, chiếm 57%.

Ba là, điểm đến Hội An:

Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, phố cổ Hội An được xem là đô thị cổ của người Việt xa xưa. Đô thị cổ Hội An là sự bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo về một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Đường phố ở khu phố cổ thường hẹp và ngắn, uốn lượn quanh co như bàn cờ. Những ngơi nhà lợp ngói âm dương, bức tường bám rêu phong, cũ kỹ và những hoa văn điêu khắc do các nghệ nhân người Việt, người Hoa, người Nhật,... thực hiện là chứng tích về các cơng trình kiến trúc cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay. Cùng với đó là những phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng tơn giáo chịu sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã hình thành nên những bản sắc văn hóa rất riêng của người Hội An.

Những năm gần đây, Hội An đã trở thành một trong những điểm đến du lịch có tiềm năng lớn tại Việt Nam. Năm 2019, Hội An đã đón 7.6 triệu khách, trong đó khách quốc tế là 4,6 triệu. Riêng khách du lịch Hàn Quôc chiếm trên 50% cơ cấu khách du lịch quốc tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của nghiên cứu đã làm rõ các nội dung cơ bản trong tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất, trình bày các bước nghiên cứu sơ bộ và các bước nghiên cứu chính thức. Thứ hai, chỉ ra tồn bộ quy trình thực hiện các nghiên cứu. Thứ ba, đề cập đến việc xây dựng thang đo các nhân tố dựa vào các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu định tính, làm cơ sở hình thành bàng hỏi để thực hiện nghiên cứu chính thức và phân tích dữ liệu... Thứ tư, trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng và phương pháp phân tích dữ liệu. Cuối cùng, trình bày vài nét khái quát về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấc nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch hàn quốc trường hợp điểm đến miền trung việt nam (Trang 67 - 71)