Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

a. Thuận lợi

+ Huyện nằm cách trung tâm tỉnh 10 km về phía Bắc đặc biệt là cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây Nam, có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường quốc lộ 18 chạy qua, tỉnh lộ 279 dài 21 km và các đường liên xã dài 219 km, hình

thành lên mạng lưới giao thông rất thuận lợi thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng trong tỉnh.

+ Huyện Quế Võ nằm trong vùng phát triển đô thị, công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, tập chung các ngành công nghiệp, tiểu thu công nghiệp phát triển mạnh hơn các huyện khác trong tỉnh. Có Thị trấn Phố Mới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện, được Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng phấn đấu trở thành đô thị loại IV vào năm 2020.

+ Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt là có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm.

+ Có tài nguyên đất đai lớn (có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong tỉnh 15.511,20 ha.

+ Huyện Quế Võ gần Hà Nội và Bắc Ninh đây là những thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi các sản phẩm hàng hoá đối với mọi miền đất nước và cũng là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống...

+ Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy huyện Quế Võ có đủ điều kiện để giữ vững an ninh, phát huy tiềm năng đất đai sẵn có, cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ theo xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b. Khó khăn.

Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện vẫn tương xứng với quy mô. Do vậy, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao, tuy nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững.

Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển đồng bộ. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lớn, nhất là một số tuyến trục giao thông chính.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Việc phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất trên địa bàn huyện cũng có hạn chế do

thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần đây nên chưa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.

4.1.3.2. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển KT-XH với tốc độ khá cao trong những năm qua bằng việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá trong từng khu vực đã tạo ra những áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của huyện. Trong giai đoạn 2011-2015, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành, các thành phần kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đô thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, du lịch dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của huyện và được thể hiện ở một số mặt sau:

- Theo dự báo đến năm 2020 với vị trí địa lý thuận lợi, sẽ có một làn sóng đầu tư mới cho việc hình thành các KCN, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện thì nhu cầu đất đai cho các ngành này sẽ tăng thêm là vấn đề đáng chú ý trong chiến lược sử dụng đất của huyện. Ngoài ra, việc tăng thêm quỹ đất dùng vào xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ các KCN cũng là tất yếu. Vì vậy, ngoài những công trình mang tính chất bắt buộc, việc lấy đất xây dựng các công trình mới phải trên cơ sở tiết kiệm.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện còn có những hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao như cấp nước ngọt, tiêu thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội...Đây cũng là sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn huyện trong tương lai. Theo dự kiến quỹ đất dành cho các mục đích này khá lớn.

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế đang có xu hướng giảm nhưng yêu cầu về sử dụng đất trong lĩnh vực này không vì thế mà giảm do yêu cầu mang tính cấp bách về lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông thôn trong khi nguồn tài nguyên đất của huyện có hạn, không còn khả năng mở rộng từ đất chưa sử dụng.

Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân cũng như để đáp ứng với nhu cầu đô thị hoá nông thôn, ngoài việc tận dụng nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, không thể không bố trí một diện tích đất thoả đáng để xây

dựng thêm các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí... tại các điểm dân cư trên địa bàn toàn huyện.

Như vậy, với thực trạng phát triển KT-XH những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất của huyện lại có hạn, thì áp lực đối với đất đai của huyện Quế Võ đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn, dẫn đến sự thay đổi trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc cơ cấu sử dụng đất của huyện hiện nay. Do đó, trong chiến lược phát triển KT-XH lâu dài cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển KT-XH cả ở hiện tại cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)