PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH,
2.1.4. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam và các nước trên thế giới
2.1.4.1. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới
- Trung Quốc tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và cấp xã.
- Cộng hòa Liên bang Nga hệ thống quy hoạch sử dụng đất chia thành 2 cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
- Nhật Bản hệ thống quy hoạch sử dụng đất chia thành 2 cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
- Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian theo 4 cấp: Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
2.1.4.2. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam
- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 quy hoạch sử dụng đất được lập theo 04 cấp đơn vị hành chính, bao gồm:cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 36), quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập theo 03 cấp đơn vị hành chính, bao gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.
QHSDĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Luật Đất đai quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp: cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Luật quy định lồng ghép nội dung của các vùng KT-XH vào QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, đồng bộ giữa các quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập QHSDĐ tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới và sau đó bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên, đây là quá trình có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính là: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành
(cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao, cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
- QHSDĐ cấp quốc gia: Được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền KT- XH, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng; cụ thể hóa các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch cả nước kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển KT-XH trong phạm vi tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai. Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển KT-XH và các điều kiện cụ thể khác của huyện, đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ các loại đất; xác định các chỉ tiêu định hướng về đất đai đối với quy hoạch ngành trên phạm vi của huyện, làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể.
- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành, gồm: + Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; + Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; + Quy hoạch sử dụng đất giao thông, thủy lợi….
Đối tượng của QHSDĐ theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng). QHSDĐ giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với QHSDĐ của vùng và cả nước.