Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.2.Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT

2.2.2.Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

a. Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960

Ở giai đoạn 1930 - 1945, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành lẻ tẻ ở một số đô thị, các khu mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, một số vùng đồn điền như cao su, cà phê… theo yêu cầu về nội dung và phương pháp của người Pháp.

Từ năm 1946 đến 1954 là thời kỳ toàn quốc kháng chiến kiến quốc, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” (Hội nghị Trung ương lần thứ 5 tháng 11 năm 1953, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất; sau đó Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất ngày 04 tháng 12 năm 1953). Mục đích cải cách ruộng đất là tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.

b. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975

Đến cuối năm 1960 khi chuẩn bị xây dựng và công bố kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) cả nước đang bước vào thời kỳ hừng hực khí thế xây dựng đất nước mà trước hết là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng tốt quỹ đất đai.

Trong bối cảnh cả nước có chiến tranh cho tới khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, quy hoạch sử dụng đất đai chưa có điều kiện tiến hành theo một nội dung, phương pháp, trình tự thống nhất trong phạm vi một cấp vị lãnh thổ nào đó. Mặc dù vậy với tư cách là một phần nội dung của các phương án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai đã tạo ra những cơ sở có tính khoa học cho việc tính toán các phương án sản xuất có lợi nhất. “Nó là một yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp ngay cả ở cấp vị một Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này”.

c. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993

Từ năm 1975-1981 là thời kỳ triển khai hàng loạt các nhiệm vụ điều tra cơ bản trên phạm vi cả nước. “Vào cuối năm 1978 lần đầu tiên đã xây dựng được các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương trình Chính phủ xem xét phê duyệt”.

Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (Nghị quyết số 548/NQ/QH ngày

24/5/1979 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất; Nghị định số 404/CP ngày 09/11/1979 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý ruộng đất). Đặc biệt phải kể đến Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Thời kỳ này xuất hiện cụm từ “Quy hoạch Hợp tác xã” mà thực chất công tác này tập trung vào quy hoạch đồng ruộng với nội dung chủ yếu của nó là quy hoạch sử dụng đất đai.

Bước vào thời kỳ 1981-1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”.

Luật Đất đai 1987 ra đời, đánh dấu một bước mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai vì nó được quy định rõ ở Điều 9 và Điều 11 tức là quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý. Tổng cục Quản lý ruộng đất lần đầu tiên ra Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 hướng dẫn về quy hoạch phân bổ đất đai chủ yếu đối với cấp xã với những nội dung như sau:

- Xác định ranh giới về quản lý, sử dụng đất;

- Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý và sử dụng đất; - Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt;

- Một số nội dung khác về chu chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản xuất, chuẩn bị cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các văn bản chính sách đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai.

Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy trình, định mức, phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ nhiều hạn chế. “Đại đa số đều chỉ mới chú trọng tới việc giãn dân là chủ yếu. Vấn đề này có mặt được nhưng có nhiều mặt không được vì phải cấp đất làm nhà ở với số lượng lớn mà chủ yếu lấn vào đất ruộng, với những định mức sử dụng đất rất khác nhau, tạo nên nhiều bất cập phải tiếp tục giải quyết sau này nhất là ở các khu vực ven đô thị”.

d. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Luật Đất đai 1993. Trên cơ sở đó, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài

nguyên và Môi trường) đã ban hành một số văn bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28 tháng 10 năm 1995 quy định về định mức lao động và giá điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy định trình tự nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính các cấp. Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2001/NĐ- CP về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định về lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, ngày 01 tháng 11 năm 2001, Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC, Quyết định số 424a/2001/QĐ-TCĐC và Quyết định số 424b/2001/QĐ-TCĐC quy định về nội dung và hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Chính phủ đã chỉ đạo lập Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010; đồng thời chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 các cấp (tỉnh, huyện và xã). Nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010, Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 đã xác định một số chỉ tiêu sử dụng đất sau:

(1) Nhóm đất nông nghiệp: 25.627,4 nghìn ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 9.363,1 nghìn ha (đất ruộng lúa: 3,5 - 3,8 triệu ha); - Đất lâm nghiệp có rừng: 16.243,7 nghìn ha (tỷ lệ che phủ bằng rừng tập trung là 43%);

(2) Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.925,3 nghìn ha, trong đó:

- Đất ở: 1.035,4 nghìn ha (đất ở nông thôn: 936,1 nghìn ha; đất ở đô thị 99,3 nghìn ha);

- Đất chuyên dùng: 2.145,4 nghìn ha.

(3) Nhóm đất chưa sử dụng: 3.371,4 nghìn ha.

e. Giai đoạn từ Luật đất đai năm 2003 đến Luật đất đai năm 2013.

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở đó Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 để hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất; Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 quy định về quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2005 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Nhằm hoàn thiện hơn các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH trong tình hình mới, ngày 13 tháng 8 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, trong đó quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; và Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Đặc biệt Luật đã quy định cụ thể trong nội dung quy hoạch sử dụng đất có việc “Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh” và “Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án”; đồng thời Luật Đất đai năm 2003 cung quy định cụ thể trong nội dung kế hoạch sử dụng đất có “Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh”; “Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp” và “Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích”.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nói riêng và công tác quản lý đất đai trên địa bàn lãnh việc. Ở giai đoạn này, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai khá đồng bộ theo 4 cấp, trong đó đã chú trọng đến việc phân định hệ thống chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo hướng quy hoạch cấp dưới cần chi tiết, cụ thể hơn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g.Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay

Từ khi pháp luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành công tác lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã đạt được những thành tựu như sau:

(1) Đổi mới về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhằm khẳng định nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

(2) Đổi mới về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như lồng nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

(3) Đổi mới về kỳ kế hoạch sử dụng đất trong đó kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37 luật Đất đai), nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như đã diễn ra trong thời gian qua), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.

(4) Đổi mới về nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”.

Với quy định này sẽ tạo sự rõ ràng, minh bạch trong thu hồi đất, tạo được sự công bằng hơn trong việc sử dụng đất, khắc phục tình trạng chỉ một bộ phận dân cư bên cạnh công trình hạ tầng (được nhà nước đầu tư) được hưởng lợi từ quy hoạch sử dụng đất đem lại; hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong việc triển khai thực hiện QHKHSD đất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ổn định xã hội.

(5) Đổi mới về chỉ tiêu sử dụng đất.

Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được quy định tại Luật đất đai với 20 loại đất nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình hạ tầng.

Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện quy định về chỉ tiêu sử dụng đất gồm hai nhóm: chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.

Với quy định mới này sẽ tăng tính liên kết vùng trong sử dụng đất; khắc phục được tình trạng trùng lắp về chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các cấp; thể hiện được tính định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp trên, tính chi tiết cụ thể của quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động trong hoạch định phương án sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(6) Đổi mới về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện. Thể hiện được tính công khai, dân chủ, khắc phục được tình trạng thu hồi đất kéo dài do không được sự đồng thuận của người dân.

(7) Đổi mới về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định vào Quý III hàng năm; thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12. Quy định cụ thể thời gian đã tạo điều kiện giảm thủ tục hành chính rút ngắn thời gian lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

(8) Đổi mới về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)