Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 54)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Võ _Tỉnh Bắc Ninh

34

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu ĐVT theo các năm

2011 2012 2013 1. Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 934,9 1.233,8 1.345,30

- Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 198,1 240,90 238,20

- Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 432,8 508,60 519,70

- Thương mại – dịch vụ Tỷ đồng 304 484,30 587,40

2. Cơ cấu kinh tế

- Ngành nông nghiệp % 21,19 19,53 17,71 - Ngành công nghiệp % 46,29 41,22 38,63 - Ngành dịch vụ % 32,52 39,25 43,66 3. Tổng giá trị sản xuất 1822,87 2212,96 8980,75 - Ngành nông nghiệp Tỷ đồng 383,12 445,95 440,22 - Ngành công nghiệp Tỷ đồng 1082,05 1176,41 1.377,23 - Ngành dịch vụ Tỷ đồng 357,70 590,60 7.163,30

4. Tổng sản lượng lương thực quy

thóc Tấn 83.365 82.086 85.526

Kết quả Bảng 4.1 cho thấy:

- Giai đoạn 2011-2015, tình hình KT-XH của tỉnh phát triển khá ổn định, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2015 tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành tăng gấp 2,03 lần so với năm 2011.

- Tốc độ tăng trưởng GDP (giá hiện hành) luôn ở mức cao và ổn định, bình quân 5 năm đạt 15,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 432,8 Tỷ đồng năm 2011 lên 830,80 tỷ đồng năm 2015; dịch vụ từ 304 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 739,30 tỷ đồng năm 2015; nông lâm nghiệp, thủy sản tăng từ 198,1 tỷ đồng năm 2011 lên 276,90 tỷ đồng năm 2015.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành) luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, tổng sản phẩm năm 2011 là 934,9 tỷ đồng tăng lên 1901 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 2,03 lần so với năm 2011.

* Sự phát triển kinh tế của huyện diễn ra khá mạnh ở các lĩnh vực.

-. Khu vực kinh tế nông nghiệp

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2011 là 986,9 tỷ đồng giảm xuống 905,20 tỷ đồng năm 2016.

Đến năm 2016 trồng trọt 771,7 tỷ đồng, chăn nuôi 565,8 tỷ đồng, các dịch vụ nông nghiệp khác 471,7 tỷ đồng.

Trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trong ngành nông nghiệp. Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Quế Võ là các loại cây lúa, ngô, khoai...Năng suất bình quân đạt 64 tạ/ha. Huyện đã xây dựng được 74 mô hình sản xuất.

Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại trâu, bò, lợn, gà. Xây dựng được 3 mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại xã Phương Liễu, Phù Lương, Việt Thống. Đã có nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có giá trị kinh tế cao; duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng được các khâu dịch vụ như: Tưới tiêu, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư và dịch vụ khác cho sản xuất; thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%.

Nhiều mô hình trang trại đã được các hộ đầu tư và nhân rộng có hiệu quả, phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,1%/năm. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện giá trị sản xuất công nghiệp 3.108,96 tỷ đồng, trong đó loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 86,4% trong nền kinh tế sản xuất công nghiệp.

-. Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị sản xuất (theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế) năm 2016 đạt là 1.810,54 tỷ đồng. Trong đó bao gồm doanh thu từ dịch vụ bán lẻ và doanh thu theo các thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế trong nước....

4.1.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a, Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Quế Võ được coi là thuận tiện nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay có tuyến đường cao tốc QL18 chạy qua huyện nối liền thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và sân bay Quốc tế Nội Bài, cùng với tuyến đường tỉnh lộ 279 trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư tích cực. Các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện, xã đã được đầu tư rất mạnh trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư với nguồn kinh phí lớn là động lực phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và quá trình giao lưu vận chuyển hàng hóa giữa huyện với tỉnh, thành phố trong khu vực, gồm một số tuyến đường chủ yếu sau:

- Huyện có 745,76km đường giao thông (không tính giao thông nội đồng), trong đó:

+ Quốc lộ có 01 tuyến QL18 chạy qua địa bàn huyện từ Xã Phương Liễu đến xã Đức Long dài 21,89 km, nền đường 21m, mặt đường 18m, tình trạng đường tốt.

+ Tỉnh lộ 279 từ xã Đại Xuân đến xã Bồng Lai dài 10,60 km, rộng nền 15, chất lượng đường trung bình.

+ Huyện lộ 72,5 km, nền đường 6m, mặt đường từ 3,5 – 5m, mặt đường đường chủ yếu là đá dăm nhựa.

+ Đường đô thị 7,7km, mặt đường từ 5 – 21m, chất lượng đường tương đối tốt.

- Các trục đường liên xã, liên thôn với tổng chiều dài 530 km đã được nâng cấp cải tạo dải nhựa và đổ cấp phối đảm bảo giao thông thông suốt.

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh đang được triển khai, thu hồi đất giải phóng mặt bằng, dự kiến xây dựng đến hết năm 2003 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo theo đúng tiến độ của dự án.

Tuy nhiên, thực trạng đường bộ trong huyện chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đường tỉnh lộ mới chỉ đạt tiêu chuẩn cấp 5, cấp 6.

+ Đường trục huyện phần lớn là đường nhựa, chất lượng, nền đường kém, mặt đường hẹp cần có kế hoạch nâng cấp sửa chữa, cải tạo trong thời gian tới.

+ Đường xã hầu hết còn rất hẹp chủ yếu là đường cấp phối nên việc đi lại trong mùa mưa gặp nhiều khó khăn.

+ Công trình cầu, cống, cọc tiêu, biển báo trên các tuyến đường còn thiếu và chưa phù hợp với khả năng khai thác hiện tại cũng như trong tương lai.

+ Tuyến đường sắt mới được triển khai, đang trong giai đoạn xây dựng vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại vận chuyển hành khách bằng đường sắt, trong thời gian tới phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.

Mạng lưới đường tỉnh lộ và huyện lộ, đường nông thôn hiện có tuy bước đầu đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, hư hỏng nhiều, mặt cắt ngang của đường hẹp, gây khó khăn cho giao thông trong huyện và nội tỉnh.

- Diện tích đất đai sử dụng vào mục đích giao thông trong những năm qua tuy có tăng, chất lượng đường tốt, mặt đường rộng nhưng không nhiều chủ yếu là đường trong những khu công nghiệp và những dự án khu đô thị mới. Trong những năm tới để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì huyện phải đầu tư mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông, nhất là những tuyến đường liên xã, liên thôn.

- Hiện nay huyện có 01 bến xe, bãi đỗ xe công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

b. Hệ thống thuỷ lợi

Theo số liệu thống kê toàn huyện hiện có 212 km kênh mương, trong đó kênh cấp 1: 12 km, kênh cấp 2: 70 km, kênh cấp 3: 130 km. Tuy nhiên hiện trạng

hệ thống kênh tưới tiêu một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục do không được tu bổ, nạo vét, khơi thông thường xuyên nên vẫn còn xảy ra hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng.

Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, hàng năm tỉnh có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng. Cho đến nay toàn huyện có 102 km kênh mương được kiên cố hoá, trong đó 26 km kênh cấp 2 và 76 km kênh cấp 3.

Đối với hệ thống các trạm bơm: Toàn huyện hiện có 96 trạm bơm do HTX quản lý, 6 trạm bơm do Xí nghiệp thủy nông huyện quản lý và 50 trạm bơm cục bộ do HTX quản lý. Hiện nay một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng và nứt vỡ bê tông, thiết bị máy móc phần nào hư hỏng, việc thay thế không đồng bộ và không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động không cao.

Tóm lại các công trình thủy lợi của huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ. Song để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất thì UBND huyện trong giai đoạn tới cần phải cải tạo, cứng hóa một số tuyến kênh mương

c. Năng lượng

Đến nay, 100% các xã đã có điện lưới quốc gia để sử dụng và 100% hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động của nhân dân. Kéo theo đó là các trang thiết bị sử dụng điện như máy xay xát, ti vi... phục vụ cuộc sống nhân dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, cấp đất xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng... của huyện Quế Võ còn nhiều điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (86 điểm). Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cần có giải pháp quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi hành lang an toàn lưới điện cao áp cho hợp lý.

4.1.2.3.Các vấn đề xã hội huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

a, Dân số, lao động và việc làm +. Dân số

Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015, dân số của huyện là 155.470 người (thị trấn 7.427 người, nông thôn 148.043 người) với 39.078 hộ gia đình.

Hiện nay, số lao động của huyện là 120.236 người chiếm khoảng 77,33% dân số. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng.

Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

+.lao động, việc làm.

Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015, dân số của huyện là 155.470 người (thị trấn 7.427 người, nông thôn 148.043 người) với 39.078 hộ gia đình

Hiện nay, số lao động của huyện là 120.236 người chiếm khoảng 77,33% dân số. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng.

Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

b. Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện đã đạt được những bước chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, các chương trình đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục các bậc học, cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng hướng nghiệp dậy nghề. 21 xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS một cách vững chắc, số học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT vào cao đẳng, đại học hàng năm đạt tỷ lệ cao. Mạng lưới trường lớp phát triển mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được cải thiện, đội ngũ giáo viên ổn định và từng bước được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống giáo dục được quản lý chặt chẽ và tương đối phát triển. Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Kết quả đạt được ở các cấp học như sau:

* Về giáo dục mầm non:

Hiện trạng huyện có 22 trường mầm non ở 21 đơn vị hành chính cấp xã (thị trấn phố mới có 2 trường) Các thôn xóm đã tích cực vận động và tuyên truyền các gia đình có con em nhỏ đến độ tuổi đi học mẫu giáo đến trường

* Về giáo dục phổ thông

- Tiểu học: Toàn huyện có 22 trường tiểu học với diện tích 17,23 ha (xã Việt Hùng có 02 trường), có 3362 lớp học và 9.989 học sinh.

- Trung học cơ sở: Hiện có 22 trường với diện tích 15,66 ha (thị trấn 02 trường), có 277 lớp học và 605 giáo viên, với 8.715 học sinh.

- Trung học phổ thông: huyện có 5 trường Trung học phổ thông, tăng 2 trường so với năm 2002 với 142 lớp học và 6.410 học sinh.

- Huyện có 02 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 và lớp 9, các trung tâm học tập cộng đồng ở 21/21 xã, thị trấn hoạt động thường xuyên có hiệu quả.

Do quy mô cấp học, cơ cấu hợp lý nên chất lượng giáo dục của huyện đã được nâng dần qua các năm học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và tăng cường. Loại hình nhà trẻ và nhà mẫu giáo công lập ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên trong thời gian tới cần củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo việc dạy và học được tốt hơn.

c. Y tế

Huyện Quế Võ có 01 bệnh viện đa khoa với quy mô diện tích 0,3 ha, 01 trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực 0,56 ha, 01 Trung tâm dân số-kế hoạch hóa gia đình 0,33 ha và 21 trạm y tế của các xã, thị trấn và 13 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân với 262 cán bộ y tế, trong đó 32 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 8,18% tổng số cán bộ y tế của huyện, tổng số giường bệnh 185 giường. 100% các trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, được đầu tư trang bị y tế tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt việc khám và chữa các bệnh nhân dân, năm 2014 tiêm chủng mở rộng được 2.925 trẻ em. Bệnh viện Đa khoa huyện đã thực hiện 10 chuẩn Quốc gia y tế, duy trì thường xuyên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng nâng cao, thường xuyên phối kết hợp với các ngành liên quan,

thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn và các chợ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức tốt việc tiêm phòng và uống vitamin A cho trẻ trong độ tuổi, công tác phòng và chống các loại dịch bệnh được làm thường xuyên, liên tục, ngoài những thành tựu đạt được, huyện Quế Võ vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết như cơ sở vật chất một số trạm y tế xã đã xuống cấp cần vốn đầu tư xây dựng, trang thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)