Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐẺ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.6. Kết quả thực nghiệm

5.6.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Để đo lường định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm, sau khi dạy các giáo án thực nghiệm ở lớp thực nghiệm, chúng tôi cho HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra khảo sát.

* Mục tiêu của bài kiểm tra khảo sát:

- Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về Chương số đo thời gian, toán chuyển động đều.

- Đánh giá mức độ phát triển NLGQVĐTH của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, qua đó đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề ra trong luận văn.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, trung thực, phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS.

* Cấu trúc và hình thức đề kiểm tra:

- Cấu trúc đề kiểm tra: Đề kiểm tra được thiết kế theo 4 mức độ nhận biết (50% số điểm), thông hiểu (30% số điểm), vận dụng cơ bản và vận dụng cao (20% số điểm).

- Hình thức: Kiểm tra bằng hình thức tự luận, trong thời gian 40 phút.

* Nội dung đề kiểm tra:

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Thời gian: 40 phút

Câu 1 (2 điểm). Mẹ bắt đầu đi chợ lúc 8 giờ 45 phút, mẹ đi đường mất 20 phút, mua

sắm mất 1 giờ 10 phút. Hỏi: a) Mẹ đi chợ trong bao lâu? b) Mẹ về đến nhà lúc mấy giờ?

Câu 2 (3 điểm). Nam đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, Nga đi từ nhà đến trường hết

10 phút và hai bạn đi cùng vận tốc. Em hãy chỉ cho Nam cách tính quãng đường từ nhà đến trường, biết quãng đường từ nhà Nga đến trường dài 900m.

Một ô tô đi từ A lúc 9 giờ và đến B lúc 12 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường từ A đến B.

Câu 4 (2 điểm). Mẹ đố Lan và Hà: “Bố đi làm từ nhà lúc 6 giờ 30 phút, đi được 10 phút bố quên tài liệu nên trở về nhà lấy và đi ngay. Hỏi bố đến công ti sớm hay trễ, biết giờ làm việc bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút và thời gian bố đi từ nhà đến công ti mất 45 phút”.

Lan trả lời bố đến công ti sớm hơn 5 phút, còn Hà thì cho rằng bố đến công ti trễ hơn 5 phút. Theo em, bạn nào đúng, bạn nào sai, vì sao?

* Đáp án và thang điểm:

Câu Nội dung Thang điểm

1 Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm 2 điểm

2 HS phải đưa ra cách tính quãng đường từ nhà Nam đến trường qua 2 bước:

Vận tốc của Nam đi từ nhà đến trường là: 900 : 10 = 90 (m/phút)

Quãng đường từ nhà Nam đến trường là: 90 x 15 = 1350 (m)

1,5 điểm 1,5 điểm 3 HS trình bày được bài giải như sau:

Thời gian ô tô đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ là: 12 giờ 45 phút – 9 giờ - 15 phút = 3 giờ 30 phút

Đổi 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ Quãng đường AB dài là:

48 x 3,5 = 168 (km) 1,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 4 Bố đến công ti lúc: 6 giờ 30 phút + 10 phút x 2 + 45 phút = 6 giờ 95 phút = 7 giờ 35 phút So với giờ làm việc 7 giờ 30 phút thì bố trễ 5 phút.

Vậy bạn Hà đã trả lời đúng, bạn Lan sai.

1,5 điểm 1 điểm

* Phân tích ban đầu về đề kiểm tra:

Trước hết, đây là những bài toán thú vị thường gặp trong thực tế cuộc sống. Mục tiêu của học toán là phải vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thường bắt gặp trong cuộc sống hay trong công việc.

Đề kiểm tra được thiết kế với một số dụng ý sư phạm, cụ thể như sau:

- Tránh lối mòn truyền thống của các đề kiểm tra lâu nay (chỉ thiên về tính toán, nặng về kiến thức).

- Các bài toán trong đề kiểm tra buộc HS sử dụng đến các thành tố của NLGQVĐTH phù hợp với ngữ cảnh của từng vấn đề, giúp GV đánh giá được mức độ phát triển NLGQVĐTH của HS. Hơn nữa, việc thiết kế đề kiểm tra như vậy giúp kiểm

chứng những biện pháp sư phạm đã tích hợp trong các bài giảng thực nghiệm có thực sự phát huy hiệu quả hay không.

Đối với câu 1, đòi hỏi HS phải có năng lực nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết, phân biệt hai khái niệm thời gianthời điểm, HS phải nhận diện được vấn đề như sau:

- Thời gian mẹ đi chợ = thời gian đi đường + thời gian mua sắm (20 phút + 1 giờ 10 phút = 1 giờ 30 phút)

- Thời điểm mẹ về đến nhà (Mẹ về nhà lúc) = Thời điểm xuất phát + thời gian mẹ đi chợ (8 giờ 45 phút + 1 giờ 30 phút = 9 giờ 75 phút = 10 giờ 15 phút).

Trả lời câu hỏi này, các em đã đạt được mức 1 của NLGQVĐTH và cho thấy

hiệu quả của biện pháp 2: Rèn luyện cho HS khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề

cần giải quyết bằng toán học.

Đối với câu 2, kiểm tra NLGQVĐTH2 (Đề xuất, lựa chọn được cách thức GQVĐ): HS chỉ ra được cách tính quãng đường từ nhà Nam đến trường dựa vào suy luận ngược như sau:

Quãng đường từ nhà Nam đến trường = Vận tốc của Nam x Thời gian Nam đi ? (15 phút) Vận tốc của Nam = Vận tốc của Nga = Quãng đường từ nhà Nga đến trường : thời gian Nga đi

= 900 : 10 = 90 (m/phút)

Trả lời được câu hỏi này, HS đã đạt được mức 2 của NLGQVĐTH cho thấy hiệu quả của biện pháp 2, 3.

Đối với câu 3, đánh giá NLGQVĐTH3 (Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ): HS trình bày được bài giải theo các bước, lời giải rõ ràng, logic, phép tính đúng, tính toán và đổi đơn vị thời gian chính xác. Trả lời được câu hỏi này, HS đã đạt được mức 3 của NLGQVĐTH và cho thấy hiệu quả của biện pháp 2, 3, 4.

Đối với câu 4, kiểm tra NLGQVĐTH4 (Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hoá cho vấn đề tương tự): HS kiểm tra lại cách tính thời điểm đến công ti của bố bằng cách lấy thời điểm xuất phát + thời gian đi. Điểm mấu chốt ở đây, HS phải phát hiện được: sau khi đi được 10 phút bố quên tài liệu nên quay về, lúc quay về bố sẽ mất thêm 10 phút nữa. Sau đó, so sánh với giờ làm việc để biết bố đến sớm hay trễ và kết luận bạn nào đúng, bạn nào sai. Trả lời được câu hỏi này, HS đã đạt được mức 3 của NLGQVĐTH và cho thấy hiệu quả của biện pháp 1, 4.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐẺ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)