CHƯƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.7. Tiểu kết chương 5
Trên cơ sở lý luận và thực tiến dạy học phát triển năng lực GQVĐTH, chúng tôi đã đề xuất được 5 biện pháp sư phạm. Trong chương 5, chúng tôi tập trung tổ chức thực nghiệm bốn trên năm biện pháp bằng cách cài đặt có dụng ý vào các giáo án dạy học. Thời gian thực nghiệm kéo dài trong 2 tháng tại các trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) và trường TH Ông Ích Khiêm (quận Hải Châu, Đà Nẵng), trên 154 học sinh, trong đó nhóm thực nghiệm gồm 77 học sinh của 2 lớp 5/1 và 5/2 trường TH Ngô Gia Tự và trường TH Ông Ích Khiêm. Nhóm đối chứng gồm 77 học sinh của 2 lớp 5/3 và 5/4 trường TH Ông Ích Khiêm. Sau thời gian thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thiết kế đề kiểm tra có dụng ý sư phạm để kiểm tra đánh giá NLGQVĐTH của học sinh 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Sử dụng công cụ thống kê, chúng tôi bước đầu đã đi đến kết luận các biện pháp sư phạm đã đề xuất nếu vận dụng một cách hợp lý vào quá trình dạy học toán sẽ dần hình thành và phát triển cho học sinh lớp 5 năng lực GQVĐTH. Như vậy các biện pháp đã đề xuất vừa có tính khả thi vừa mang lại hiệu quả trong hoạt động dạy học toán phát triển NLGQVĐTH cho học sinh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 5” của chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến các khái niệm NL, NLGQVĐTH. - Làm rõ các thành tố của NLGQVĐTH.
- Đề xuất khung đánh giá NLGQVĐTH qua 3 mức độ: Tốt, Đạt và Cần cố gắng. - Trên cơ sở khảo sát thực trạng và cơ sở lý luận, đề tài đã đề ra được 5 biện pháp sư phạm hiệu quả vận dụng vào quá trình dạy học toán nhằm phát triển NLGQVĐTH cho học sinh lớp 5.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm khá công phu ở hai trường Tiểu học Ngô Gia Tự và Tiểu học Ông Ích Khiêm Đà Nẵng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ nên luận văn không thể trành khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.
[2] Quốc hội Khóa XIII (2014), Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết số 88/2014/QH13).
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT).
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HSTH (Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT).
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn toán. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (Tài liệu
bồi dưỡng giáo viên tiểu học)
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Toán 5, tập 1, NXB Giáo dục. [8] Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
trung học phổ thông qua dạy hình học không gian lớp 11, Luận văn thạc sĩ Giaó dục học, Trường Đại học Vinh.
[9] Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – dự án phát triển GDTHPT
[10] Đỗ Tiến Đạt (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Toán tiểu học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[11] Đỗ Đình Hoan (1988), Hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố đại số trong môn toán cấp I ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục VN.
[12] Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2008), Hỏi - đáp về dạy học Toán 1-5, NXB Giáo dục. [13] Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục.
[14] Bùi Văn Huệ (1997), Giaó trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [15] Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[16] V.A. Krutecxki (1973), Tâm lý năng lực Toán học của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[17] Phùng Thị Lan (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 3 trong dạy học giải toán có lời văn, Khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Giaó dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[18] Lê Thị Hoàng Linh (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán 4, Luận văn thạc sĩ Giaó dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[20] Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[21] Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[22] Polya G. (1997), Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội. [23] Polya G. (1995), Toán học và những suy luận có lí, NXB Giáo dục, Hà Nội. [24] Lê Ngọc Sơn (2008), Dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề, Luận án tiến sĩ Giaó dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[25] Phan Anh Tài (2014), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán lớp 11 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Vinh. [26] Nguyễn Năng Tâm, Lê Ngọc Sơn (2015), “Dạy học toán ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực”, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu học, NXB Hồng Đức.
[27] Nguyễn Thị Kim Thoa (2015), “Dạy toán ở tiểu học theo hướng phát triên năng lực người học”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Số 6(71).
[28] La Thị Thúy (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hàm số ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giaó dục học, Trường Đại học Vinh.
[29] Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến (2011), Xã hội học tập, học tập suốt đời và các kĩ năng tự học, NXB Dân trí.
[30] Trần Vui (2014), Giải quyết vấn đề thực tế trong dạy học toán, NXB Đại học Huế. [31] Xavier Rogiers, Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào phát triển các năng
lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
Tiếng Anh
[32] Branford J. D. (1984), The Ideal Problem Solving, Freeman, New York.
[33] DeSeCo, Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key Competencies for the Knowledge Society. In: Proceedings of the DeSeCo Symposium, Stuttgart, 2002.
[34] OECD (2002). Difenition and selection of competences (DeSeCo): Theoretical and conceptual foundations.
[35] OECD. PISA 2003 Assessment Framework: Mathematics, Reading, Science and Problem Solving Knowledge and Skills, OCD, Paris, France.
[36] Polya, G. (1965), Mathematical discovery: On understanding, learning, and teaching problem solving (vol. 2), New York, NY: John Wiley & Sons, Inc. [37] Patrick Grinffin (2014), Assessment for teaching, Cambridge University Press.
[38] Stephen Krulik – Jesse A. Rudnick (1980), Reasoning and problem solving. A handbook for elementary school teachers. Copyright 1993 by Ally and Bacon.
[39] Winer, F.E (2001), Comparative performance measurement in schools. Weinheim and Basejl: Beltz Verlag.
Website [40] http://www.ntu.edu.vn/Portals/61/An%20Logic/BAI%20GIANG%20BM%20K HXHNV/Bai%20giang%20KN%20Giai%20quyet%20van%20de%20(LVH)- 2.2018%20(1).pdf [41] https://bigschool.vn/mot-so-cach-tao-tinh-huong-goi-van-de-khi-day-so-thap- phan [42] https://bigschool.vn/phan-tich-cac-bai-toan-tieu-hoc-theo-dinh-huong-day-hoc- phat-trien-nang-luc [43] https://bigschool.vn/ren-luyen-nang-luc-phat-hien-va-giai-quyet-van-de-cho-hoc- sinh-tieu-hoc-thong-qua-day-toan [44] https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%C3%A1c_ph%C6%B0%C6%A1ng_ ph%C3%A1p_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_t%C3%ADch_c%E1 %BB%B1c [45] https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%C3%A1c_k%E1%BB%B9_thu%E1 %BA%ADt_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_t%C3%ADch_c%E1%B B%Bc [46] https://xemtailieu.com/tai-lieu/tang-cuong-lien-he-toan-hoc-voi-thuc-tien-trong- day-hoc-toan-7-301836.html
PHỤ LỤC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
PHỤ LỤC 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho học sinh tiểu học)
Các thông tin trong phiếu điều tra nhằm mục đích nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho các em, không sử dụng vào mục đích khác. Chân thành cảm ơn các em học sinh đã hợp tác.
Xin các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau, bằng cách đánh dấu X vào ô ( ) tương ứng.
Họ và tên:……… Lớp:………. Trường:………..
Câu 1: Em có thích các giờ học toán trên lớp không?
a. Rất thích b. Thích
c. Bình thường d. Không thích
Câu 2: Em có thái độ như thế nào khi phát hiện các vấn đề (mâu thuẫn với kiến thức đã học, khác với điều em biết) trong bài tập toán của GV giao cho?
a. Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi cách b. Hứng thú, muốn tìm hiểu
c. Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu d. Không quan tâm đến vấn đề lạ
Câu 3: Em thường giải quyết các bài tập toán mà GV giao cho bằng cách nào nhiều nhất?
a. Tự mình tìm ra lời giải b. Nhờ sự hướng dẫn của GV c. Nhờ sự trao đổi với bạn bè
d. Hoàn toàn nghe GV hoặc bạn trình bày đáp án
Câu 4: Em tự đánh giá khả năng giải quyết các bài tập toán trong chương trình môn toán lớp 5:
a. Hầu như đều tìm được lời giải
b. Chỉ giải được các bài toán quen thuộc c. Thường xuyên không tìm được lời giải
Câu 5: Khó khăn nào em thường gặp phải khi giải quyết các bài tập toán?
a. Nhận diện vấn đề toán học cần giải quyết b. Phân tích vấn đề cần giải quyết
c. Huy động các kiến thức liên quan đến vấn đề d. Đề xuất phương án giải quyết
e. Trình bày lời giải f. Không gặp khó khăn gì
Câu 6: Em có thường xuyên vận dụng kiến thức, kĩ năng môn Toán đã học và giải quyết các tình huống, vấn đề trong cuộc sống không?
a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Thỉnh thoảng d. Không bao giờ
Câu 7: Khi gặp một vấn đề liên quan đến kiến thức, kĩ năng môn toán trong thực tế cuộc sống cần giải quyết, em làm thế nào?
a. Suy nghĩ, tìm kiếm kiến thức để giải quyết, tìm ra đáp án b. Thảo luận nhóm cùng bạn bàn bạc giải quyết
c. Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải đáp d. Thấy khó không muốn tìm hiểu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
PHỤ LỤC 2 - PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên Tiểu học)
Các thông tin trong phiếu điều tra nhằm mục đích nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh, không sử dụng vào mục đích khác. Chân thành cảm ơn quý thầy (cô) đã hợp tác.
Xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau, bằng cách đánh dấu X vào ô ( ) tương ứng, hoặc ghi vào chỗ chấm (…).
Câu 1: Thầy (cô) có cho rằng dạy học hình thành và phát triển NL GQVĐ toán học cho HS lớp 5 là cần thiết hay không?
a. Rất cần thiết b. Cần thiết
c. Không cần thiết d. Không quan tâm
Câu 2: Trong các tiết dạy tại lớp, thầy (cô) có quan tâm đến phát triển NL GQVĐ toán học cho HS hay không?
a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Thỉnh thoảng d. Chưa bao giờ
Câu 3: Theo thầy (cô), việc phát triển NLGQVĐ toán học cho HS nhằm mục đích gì?
a. Giúp HS nắm vững kiến thức đã học b. Giúp HS nắm vững kiến thức đã học
c. Giúp HS có kĩ năng nhận định, đánh giá, giải quyết các VĐ khác nhau d. Bồi dưỡng năng lực tự học ở mỗi HS
e. Tất cả các ý kiến trên
Câu 4: Những biểu hiện của NL GQVĐ toán học của HS lớp 5 là: (có thể chọn nhiều mục)
a. Hiểu khái niệm, kí hiệu toán học
b. Nắm vững quy tắc, công thức, tính chất toán học c. Hiểu vấn đề
d. Biết cách suy luận lôgic
e. Xác định được giải pháp GQVĐ f. Phát triển được vấn đề
g. Biểu hiện khác:
……… ………
Câu 5 : Theo thầy (cô) để hình thành và phát triển NL GQVĐ toán học cho học sinh cần sử dụng phương pháp dạy học nào là tốt nhất?
a. Các phương pháp dạy học truyền thống b. Các phương pháp dạy học tích cực
c. Kết hợp giữa PP dạy học truyền thống và PP dạy học tích cực d. Ý kiến khác:
……… ………
Câu 6: Thầy cô thường sử dụng các hình thức nào để đánh giá NL GQVĐ toán học của học sinh?
a. Vấn đáp b. Bài kiểm tra
c. Quan sát HS làm bài, ghi nhật kí d. Đánh giá lẫn nhau của HS e. Hình thức khác:
……… ………
Câu 7: Theo thầy (cô), khó khăn trong hình thành và phát triển NL GQVĐ toán học cho học sinh là gì?
a. Với học sinh:
Trình độ chưa cao, không đồng đều Không hứng thú với môn học Chưa tích cực hoạt động Năng lực còn hạn chế
b. Với giáo viên:
Chưa có kinh nghiệm, phương pháp Chưa có tài liệu, hướng dẫn
c. Nội dung chương trình:
Chưa gắn với thực tiễn Nặng về kiến thức
Không gây hứng thú cho học sinh
d. Cơ sở vật chất: Mô hình lớp học không hợp lí Cơ sở vật chất còn thiếu e. Khó khăn khác: ……… ………
Câu 8: Nội dung kiến thức mà HS thường gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề trong môn Toán lớp 5? (có thể chọn nhiều mục)
a. Ôn tập và bổ sung về phân số, hỗn số
b. Viết, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân c. Đại lượng và đo đại lượng
d. Yếu tố hình học e. Tỉ số phần trăm f. Giải toán có lời văn
g. Thống kê (biểu đồ hình quạt)
Câu 9: HS thường mắc lỗi khi giải quyết vấn đề toán học vì lí do: (có thể chọn nhiều mục)
a. Không nắm vững kiến thức cơ bản b. Nhận diện sai vấn đề toán học
c. Không huy động được các kiến thức toán học liên quan d. Lập luận sai vấn đề
e. Đề xuất sai phương án
f. Không kiểm tra lại kết quả sau khi làm g. Lí do khác:
……… ………
Câu 10: Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số nét về bản thân:
Họ và tên:……… Nam Nữ Năm sinh:………
Trình độ đào tạo: Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ
Nơi đang công tác:………. Chức vụ đảm nhiệm:………. Số năm tham gia công tác trong ngành giáo dục:……….
PHỤ LỤC 3 – GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1 TOÁN – TUẦN 25: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức: Biết cách cộng số đo thời gian
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng số đo thời gian. Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
3. Thái độ: Rèn tính cần thận, yêu thích học toán.
4. Năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, được biểu hiện cụ thể:
+ NLGQVĐTH1: Nhận diện được vấn đề bằng cách nêu phép tính tương ứng để trả lời câu hỏi của bài toán.
+ NLGQVĐTH2: Tìm ra cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ NLGQVĐTH3: Biết đặt tính thẳng cột, thực hiện cộng số đo thời gian chính xác. + NLGQVĐTH4: Biết nhận xét để rút ra quy tắc cộng số đo thời gian. Vận dụng quy tắc vào giải các bài tập tương tự và câu hỏi chứa tình huống thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ trò chơi khởi động cho 2 đội; bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đánh giá NL HĐ1. KHỞI ĐỘNG
Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn nối tiếp nhau điền số thích hợp vào chỗ trông. Đội nào điền nhanh và đúng thì chiến thắng.
0,5 ngày = ... giờ 1,5 giờ =... phút 84 phút = ... giờ 135 giây = ... phút 51 giờ = ….ngày…. giờ - Tổng kết trò chơi. Tuyên dương đội chiến thắng.
+ Qua trò chơi, các em đã ôn lại được kiến thức gì?
-Giới thiệu bài: Tiết Toán hôm nay chúng ta học cách thực hiện phép cộng số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS tham gia chơi, dưới lớp theo dõi, cổ vũ, tham gia nhận xét.
+ Đổi đơn vị đo thời gian. - Lắng nghe.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới phép cộng số đo thời gian
* Mục tiêu: Thực hiện biện pháp 1: Tạo tình huống, câu hỏi, bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học toán nhằm rèn luyện NLGQVĐTH
Ví dụ 1: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quãng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian?
- GV cho HS nêu ví dụ 1 trong SGK và nêu phép tính tương ứng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm cách đặt tính và tính.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện các thao tác đặt tính và tính.
- GV nhận xét, kết luận đúng, sai.
Ví dụ 2 : Một người tham gia đua