6. Bố cục luận văn
1.2.4. Cơ chế của phản ứng khửp-NP bằng NaBH4
Phản ứng khử p-NP sử dụng NaBH4 làm tác nhân xảy ra trong môi trường bazơ. NaBH4 là một tác nhân khử có tính chọn lọc, nó sẽ phản ứng với nước tạo hydro theo phản ứng:
NaBH4 + 2H2O → NaBO2 + 4H2 ΔH = -212kJ
Khi NaBH4 phản ứng với nước thì không có phản ứng phụ và không tạo ra các khí độc hại, sản phẩm của phản ứng là NaBO2 có thể tái sử dụng điều chế NaBH4. Lượng hidro sinh ra cho tác dụng với p-NP, nhóm nitro bị khử tạo thành p-AP .
HO-C6H4NO2 + 3H2 → HO-C6H4NH2 + 2H2O
Khi p-NP được trộn với NaBH4, dung dịch từ màu vàng nhạt trở thành màu vàng đậm và có độ hấp thụ tối đa ở 400 nm do sự hình thành các anion p-NPat.
OH
NO2
BH4-
O-
NO2
Để phản ứng khử p-NP bằng NaBH4 tuân theo quy luật động học bậc nhất, người ta dùng một lượng dư NaBH4 . Nếu không có mặt nano làm chất xúc tác, đỉnh của anion p-NP ở 400 nm không thay đổi, đỉnh mới ở 300 nm sẽ không xuất
hiện. Đỉnh mới ở 300 nm biểu hiện sự hấp thụ tương ứng với một sản phẩm phản ứng p-AP. Do phản ứng NaBH4 với nước xảy ra rất chậm nên việc tạo ra hydro có thể kiểm soát thông qua xúc tác [26].
Thêm vào hỗn hợp phản ứng các hạt nano kim loại, các ion bohydrua BH4-
bám vào bề mặt nano kim loại, đồng thời p-NP cũng hấp thụ trên bề mặt. Sau đó, p- NP được khử bởi các ion borohydrua thành p-AP và đây là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng [28].
Hình 1.20. Cơ chế phản ứng khử p-NP dùng xúc tác nano bạc [31]
Khi thêm hạt nano kim loại, đỉnh ở bước sóng 400 nm bắt đầu giảm, trong khi một đỉnh mới ở 300 nm của p-AP đồng thời xuất hiện.
Hình 1.21. Phổ UV-VIS phản ứng khử p-NP thành p-AP theo thời gian dùng xúc tác nano kim loại [26]
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY NGHỆ