Phân bố, đặc điểm hình thái và sinh thái

Một phần của tài liệu 28217_171 NGHIÊN CỨU PHẲN ỨNG KHỬ P-NITROPHENOL BẰNG XÚC TÁC NANO BẠC ĐƯỢC TẠO TỪ DỊCH CHIẾT NƯỚC CÚ NGHỆ VÀ DUNG DỊCH AgNO‹22020021191LVDangThiNgoc (Trang 43 - 46)

6. Bố cục luận văn

1.3.2. Phân bố, đặc điểm hình thái và sinh thái

a. Phân bố

Chi Nghệ có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á gió mùa, thích nghi ở nhiệt độ 20-30oC, là loài cây hằng niên và rễ củ có thể tái sinh chồi mới trong nhiều năm.

Nhiều loài nghệ trong số này đã được nghiên cứu ở Việt Nam.Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.

Sau đây là danh sách các loài nghệ quan trọng ở Việt Nam đã được xác định và vùng phân bố của chúng:

1-Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là

nghệ đen). Có thân rễ có màu xanh đen đồng.Giữa gân lá có sọc đỏ.Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím.Loài Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt.

2-Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan.

3-Curcuma angustifoliaRoxb: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc.Tại

Ấn Độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột.

4-Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng Bình, được

dùng để trị ho.

5-Curcuma elataRoxb: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên.

6-Curcuma gracillima: nghệ mảnh.

7-Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây, được trồng phổ biến ở Miền Bắc.

8-Curcuma longaLinn hay C.domestica Valeton: Nghệ vàng,uất kim, khương

hoàng. Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt nam có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Nông...

9-Curcuma petiolata hay C.cordata: nghệ sen.

10-Curcuma pierreanaGagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị,

Quảng Bình, Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana có thân rễ rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol.Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh).

10-Curcuma xanthorrhiza: Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái

Cây nghệ thuộc loại cây thân thảo, tán lá cao khoảng 70 -100 cm [13].

- Thân: Thân rễ (thường gọi củ Nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân

nhánh, đường kính 1,5-2 cm, có màu vàng tươi, có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô do lá biến đổi thành.

Hình 1.23. Các bộ phận của cây nghệ

- Lá: Lá đơn, mọc từ thân rễ. Phiến lá hình bầu dục, kích thước 22- 40 x 12 -

15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn, màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lòng máng, dài 18- 28 cm, ôm sát vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song. Lưỡi nhỏ là một màng mỏng màu trắng, cao 2-3 mm.

màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Một phần của tài liệu 28217_171 NGHIÊN CỨU PHẲN ỨNG KHỬ P-NITROPHENOL BẰNG XÚC TÁC NANO BẠC ĐƯỢC TẠO TỪ DỊCH CHIẾT NƯỚC CÚ NGHỆ VÀ DUNG DỊCH AgNO‹22020021191LVDangThiNgoc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)