PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT HẠT ĐIỀU NHUỘM (Trang 32 - 33)

6. Bố cục luận văn

1.3.PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG

Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa vào kết quả cân khối lượng của sản phẩm, hình thành sau phản ứng kết tủa bằng phương pháp hoá học hay bằng phương pháp vật lý. Do chất phân tích chiếm một tỷ lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên dựa vào khối lượng của sản phẩm đem cân dễ dàng suy ra lượng chất phân tích trong đối tượng phân tích.

-Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi.

-Cơ sở của phương pháp: Nguyên liệu ẩm có thể xem như hỗn hợp cơ

m = m0 + w

Trong đó: m: khối lượng chung của nguyên liệu.

m0: khối lượng của chất khô tuyệt đối (không có ẩm).

w: khối lượng của nước chứa trong nguyên liệu.

-Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích trọng lượng

+ Ưu điểm: Các phương pháp phân tích trọng lượng cho phép ta xác định được tới độ chính xác cao hàm lượng của các cấu tử riêng biệt trong một mẫu đã cho của chất phân tích, hoặc nồng độ của chúng trong dung dịch. Phân tích trọng lượng được dùng để xác định rất nhiều kim loại (các cation) và các phi kim (các anion), các thành phần của hợp kim, của các quặng Silicat, các hợp chất hữu cơ....Bằng phân tích trọng lượng, người ta tiến hành xác định với độ chính xác đạt tới 0,01-0,005%, độ chính xác đó vượt xa độ chính xác của các phương pháp chuẩn độ.

+ Nhược điểm: Nhược điểm chủ yếu của phân tích trọng lượng là thời gian xác định kéo dài, dài hơn nhiều so tới thời gian phân tích khi thực hiện các phương pháp phân tích chuẩn độ. Vì nguyên nhân này mà các phương pháp phân tích trọng lượng bị mất đi giá trị trước kia của mình và trong thực tiễn người ta thay thế bằng các phương pháp phân tích hoá học và hoá lý hiện đại nhanh hơn nhiều.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT HẠT ĐIỀU NHUỘM (Trang 32 - 33)