- Cơ hội:
+Tốc độ phát triển của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh. Số lượng người mua và người bán đang tăng thêm qua thời gian. Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh rất lớn. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tỷ lệ thuê bao smartphone từ năm 2018 là 59,2% tăng lên 65,09% vào năm 2019, 69,55% vào năm 2020 và 2021 là 75%. Tỷ lệ người sử dụng các ví điện tử cũng tăng 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên 18% vào năm 2020. Những đặc điểm này là lợi thế cho Amazon khi thâm nhập thị trường Việt Nam.
+Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang được hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước. Trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử cũng đang được Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan chú tâm đến và hỗ trợ phát triển.
+Sự nhận thức về Amazon đã có sẵn trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam, danh tiếng của Amazon đã được biết đến rộng rãi nhất là đối với thế hệ Gen Z tại Việt Nam.
+Xu hướng mua hàng tùy nghi của người Việt Nam cũng là một lợi thế. Ngoài ra người Việt Nam cũng có sự tò mò, nhu cầu thể hiện bản thân, thích tiêu dùng đồ “xịn” nên Amazon cũng có thể khai thác lĩnh vực này.
- Thách thức:
+Sự cạnh tranh khá lớn tại thị trường Việt Nam, các đối thủ đã có mặt nhiều năm tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada đã chiếm thị phần lớn trong thị trường. Các sàn
TMĐT này sẽ có kinh nghiệm về khách hàng Việt Nam hơn Amazon. Một nghiên cứu của hãng Decision Lab cho thấy khoảng 51% người tiêu dùng Việt cho biết Shopee là nền tảng yêu thích khi mua sắm, Lazada xếp thứ 2 với 18% và Tiki là 7%. Ngoài ra còn có các nền tảng khác như Facebook, Sendo,... cũng có số thị phần nhất định trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
+Tâm lý an toàn của người Việt Nam cũng là một rào cản.
+Hành vi tiêu dùng mang định hướng vị lợi và bản sắc cá nhân cao nên khó để tạo được sự trung thành của khách hàng.
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC MARKETING THÂM NHẬPTHỊ TRƯỜNG VIỆT NAM