Amazon, với vị thế là “kẻ khổng lồ đứng đầu ngành thương mại điện tử” có năng lực cạnh tranh cao, tiềm lực tài chính mạnh cũng như chính sách chăm sóc đãi ngộ, hỗ trợ con người tốt, cả nhân viên và khách hàng, sẽ có đủ các nguồn lực để gia nhập thị trường Việt Nam. Đồng thời, ngành thương mại điện tử đang là ngành được ưu tiên phát triển, cùng với chính sách phát triển nền kinh tế số, chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác biệt về thị trường, văn hóa - xã hội cũng như thói quen tiêu dùng khác biệt so với thị trường mà Amazon quen thuộc trước đó - EU, Anh và Mỹ, cùng với mong muốn Amazon không đi vào vết xe đổ của mình như thị trường Ấn Độ, chiến lược mà doanh nghiệp nên nhắm tới đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam là chiến lược M&A - Mua lại và Sáp nhập.
a. Định nghĩa và khái niệm M&A:
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers and Acquisitions, dùng để chỉ hoạt động mua bán (một số tài liệu ghi là mua lại) và sáp nhập của doanh nghiệp. Trên thực tế, hai cụm từ mua lại và sáp nhập mặc dù luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa 2 cụm từ này sẽ đồng nhất với nhau. Sự khác biệt chính giữa sáp nhập và mua lại nằm ở cách thức sự kết hợp của các công ty.
-Sáp nhập:là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới. (Trích “Luật Doanh nghiệp năm 2020”) - Mua lại:là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.
Phân loại M&A: Có 3 hình thức M&A cơ bản, bao gồm: M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.
- M&A theo chiều ngang:Hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và cùng giai đoạn sản xuất. Lợi ích của loại sáp nhập này là loại bỏ sự cạnh tranh, giúp tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận
- M&A theo chiều dọc:Hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng chung chuỗi giá trị nhưng khác giai đoạn sản xuất. Loại sáp nhập này thường được thực hiện để đảm bảo cung liên tục, không bị gián đoạn.
- M&A kết hợp (tập đoàn):Là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Một công ty sản xuất chăn-ga-gối-đệm sáp nhập với một công ty sản xuất giường, được gọi là sáp nhập tập đoàn, vì đây là những sản phẩm bổ sung, thường được mua cùng nhau. Loại sáp nhập này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị trường không có sẵn trước đó.
- Khung pháp lý của M&A tại Việt Nam:
- Trên thực tế, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có quy định riêng và toàn diện điều chỉnh các hoạt động M&A và Việt Nam cũng vậy, tính đến thời điểm hiện nay, nước ta vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào để thống nhất điều chỉnh cụ thể hoạt động này. Quy định điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh của hoạt động M&A được nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật thuế, Luật kế toán, …
- Trong đó, các Luật trên là những văn bản luật chính để điều chỉnh M&A bởi lẽ nó quy định những vấn đề chung nhất liên quan đến M&A, còn
các văn bản luật khác được coi là những văn bản phụ, đi kèm theo M&A trong từng lĩnh vực cụ thể như tín dụng, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, … . b. Amazon có thực sự nên lựa chọn hoạt động M&A ở thời điểm này? Trong quá khứ Amazon đã từng thực hiện rất nhiều phi vụ M&A.
Có thể nói, Amazon là một tay M&A lão làng. Cho đến nay thì Amazon đã mua lại hoặc đầu tư vào hơn 128 công ty khác nhau trong hơn 20 năm qua. Gã khổng lồ công nghệ này đã thực hiện mua lại và sáp nhập với rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau từ sức khỏe, giải trí, thực phẩm cho đến các công ty vận tải,... Có những thương vụ M&A đắt đỏ nhất trong lịch sử lên đến 13,7 tỷ USD với Whole Foods Market, 8,5 tỷ USD với hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer, 1,2 tỷ USD với công ty robo taxi Zoox. Qua những phi vụ đó, ta có thể thấy được:
- Khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm dày dặn của Amazon khi tiến hành M&A tại nhiều quốc gia khác nhau;
- Amazon thực hiện rất tốt việc hòa nhập văn hóa của các công ty, doanh nghiệp bên ngoài vào văn hóa của Amazon, cùng với chính sách đãi ngộ nhân sự tốt khiến nhân viên yên tâm ở lại và tình nguyện tâm huyết cùng Amazon - ngôi nhà mới của họ; - Khả năng hòa nhập và thích ứng cao khi tiến vào ngành hàng mới, thị trường mới. -Thị trường M&A của Việt Nam gần đây cực kỳ sôi động: Điều này cho thấy chính sách mở rộng, không có quá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài - Việt Nam là một thị trường tiềm năng để thực hiện M&A.
+ Thứ nhất, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 kèm với việc kinh tế tăng trưởng dương, điều này làm các nền kinh tế trên thế giới rất ấn tượng với thành quả của Việt Nam.
+ Thứ hai, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 60 nền kinh tế chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu, có ký kết các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, EVFTA, RCEP,... tạo nên một thị trường xuất nhập khẩu rộng mở, thúc đẩy doanh nghiệp tái cấu trúc và gia tăng thương mại, đầu tư qua các hoạt động M&A.
+ Thứ ba, Việt Nam cũng đang có xu hướng cổ phần hóa, tái cấu trúc lại doanh nghiệp và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào.
+ Thứ tư thì các khung pháp lý cũng đang dần được hoàn thiện, từ ngày 1/1/2021 thì đồng thời Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi sẽ
có hiệu lực tạo lợi thế cho các thương vụ M&A. Ông Masataka Sam Yoshida, Tổng Giám đốc RECOF Việt Nam cho biết là thị trường Việt Nam còn rất nhiều dư địa cho M&A nên Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư.
+ Cuối cùng là nguyên nhân đến từ sự canh tranh địa chính trị giữa các nước phát triển, và trong khi đó Việt Nam lại được đánh giá rất cao với tiềm năng phát triển to lớn nên đây cũng là điểm đến, môi trường đầu tư lý tưởngcho các quốc gia phát triển này.
- Competition: Sự bành trướng và cạnh tranh gay gắt giữa các sàn thương mại điện tử hiện nay.
Đối mặt với cuộc đua khốc liệt này, M&A là một sự lựa chọn an toàn và hợp lý, nhất là khi Amazon chưa thực sự am hiểu thị trường châu Á cũng như chưa xây dựng brand awareness, xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, và khi Amazon và Amazon Pay đã từng thất bại ở cả 2 “thị trường tỷ dân” Ấn Độ và Trung Quốc. Amazon từng thất bại ở Trung Quốc với chưa đến 1% thị phần trên thị trường thương mại điện tử quy mô 378 tỷ USD(theo Business Insider), và việc đầu tư 5 tỷ USD vào Ấn Độ lại chỉ đem lại khoản lỗ 541 triệu USD - lớn nhất từ trước tới nay của mảng này. Vậy nên, Amazon càng phải cẩn thận hơn bao giờ hết khi đứng trước quyết định tiến vào bất kì thị trường châu Á nói riêng và Đông Nam Á nói chung nào.
(Nguồn: Iprice Vietnam)
c. Tại sao nên lựa chọn Tiki để thực hiện sáp nhập? a. Tại sao nên lựa chọn Tiki để thực hiện sáp nhập?
Cách đạt được mục tiêu sát nhập của Amazon Nên tập trung vào thị trường nhỏ nào? Ngang hay dọc? Khách hàng Nghiêng về cá nhân
-> Lượng lớn khách hàng cơ sở
Các doanh nghiệp thương mại điện tử theo chiều ngang đã có lượng khách hàng lớn nhất, chỉ số ARPU tăng -> có thể giúp Amazon tăng thị phần đáng kể
Hành vi và sở thích người
tiêu dùng
Người tiêu dùng chủ yếu khám phá ra sản phẩm mới thông qua các công cụ tìm kiếm (40%)
- Thích cái gì dễ tìm
- Thích các nền tảng tất cả trong một
- Trải nghiệm của người tiêu dùng liền mạch và vượt trội Các dòng sản
phẩm, dịch vụ
Amazon có nhiều không gian để mở rộng quy mô bán hàng của nhiều danh mục sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu & đòi hỏi của người tiêu dùng Việt Nam; cung cấp bổ sung cho danh mục sản phẩm hiện có của mục tiêu đã đạt được
Cho phép amazon đạt được doanh thu thông qua các cửa hàng trực tuyến, dịch vụ bán hàng của bên thứ ba (các dòng doanh thu chính của Amazon)
Kết luận Amazon nên mua lại một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử theo chiều ngang
Làm thế nào? Hội nhập theo chiều dọc và hiệu quả hoạt động
Mua lại công ty để tăng hiệu quả hoạt động của bất kỳ công ty con hoặc quy trình cốt lõi hiện có nào của công ty đó và / hoặc để tích hợp nhiều phần hơn của chuỗi giá trị.
Tham gia một thị trường mới từ đầu để gia tăng sự hiện diện của công ty trên các ngành kinh doanh theo chiều dọc
Ví dụ:
-Lovefilm.com-> Hỗ trợ Prime Video thông qua xếp hạng phim;
- Kiva Systems -> Hỗ trợ quản lý kho hiệu quả;
- Zappos, Diapers, Souq, Pill Pack -> Hỗ trợ vận hành thương mại điện tử.
Ví dụ:
- Whole Foods -> Hỗ trợ Amazon mở rộng sang Thực phẩm bán lẻ Brick & Mortar;
- Twitch -> Hỗ trợ Amazon mở rộng sang ngành Game Streaming;
- Annapurna Labs -> Hỗ trợ AWS của Amazon thông qua sản xuất vi điện tử và chất bán dẫn.
Công ty nào là lựa chọn tốt nhất cho Amazon trong thời điểm hiện tại?
TIÊU CHÍ TIKI SHOPEE SENDO
Theo đuổi mục tiêu tương đồng: Tập trung vào việc phục vụ khách hàng
X
Giống nhau về năng lực cốt lõi X
Đa dạng về danh mục sản phẩm X X
Năng lực hoạt động X
Tập trung phát triển công nghệ mới X
TIKI AMAZON
SỨ MỆNH
Cả Tiki và Amazon đều theo đuổi sứ mệnh phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với giá tốt nhất.
Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến việc người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là người tiêu dùng mua được nhiều sản phẩm chất lượng tốt với giá tốt.
Phục vụ người tiêu dùng thông qua các cửa hàng trực tuyến và thực tế, đồng thời tập trung vào lựa chọn, giá cả và sự tiện lợi.
TIỀM NĂNG VÀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
Có cùng năng lực cốt lõi, Amazon và Tiki có thể hợp tác để chinh phục thị trường sách. Hơn nữa, Amazon có thể hưởng lợi từ sự đa dạng của Tiki
danh mục đầu tư.
2010, Tiki được thành lập như một trang web bán sách trực tuyến.
Hai tháng đầu năm 2020, Tiki ghi nhận tốc độ tăng trưởng sản phẩm sách tăng 150% so với cùng kỳ năm trước.
Những năm 1990, Amazon khởi nghiệp với việc kinh doanh sách.
Năm 2017, Amazon chiếm 83% thị trường sách điện tử của Mỹ.
Tiki
Tiki đầu tư mạnh mẽ vào Công nghệ và Cơ sở hạ tầng
Amazon
Amazon Web Service có cơ sở hạ tầng tuyệt vời.
- Thuật toán gợi ý:Đây là một trong những yếu tổ chủ chốt của Tiki vì nó cho phép mỗi người dùng có cái nhìn khác nhau về sản phẩm phù hợp với sở thích của họ. Tiki có một thuật toán đột phá, có thể tiếp tục lớn mạnh và phát triển thông qua các thử nghiệm thống kê, CTR, phân phối và thử nghiệm A/B. - Cơ sở dữ liệu:Tiki mở rộng quy mô trực quan hóa nền tảng dữ liệu với Apache Druid.
Một phần lớn chi tiêu của Tiki là cải thiện cơ sở hạ tầng, về cơ bản có nghĩa là cải tiến giao diện người dùng, thuật toán, v.v. Amazon đã chi một khoản lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng tương tự để cải thiện các dịch vụ AWS của họ và Tiki sẽ không cần dựa vào R & D của riêng mình.
=> Amazon đã là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng hàng đầu như một giải pháp dịch vụ thông qua AWS.
- Machine Learning:Giải quyết vấn đề được phát hiện.
- Cố vấn Kinh doanh:Nhằm mục đích chỉ dẫn các sản phẩm có lợi nhuận đến tay những người bán tiềm năng. => Tiki liên tục là công ty xếp hạng hàng đầu trong mảng phát triển công nghệ, chuyên môn giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử. Một yếu tố chính cho việc này là thuật toán. Tiki tiết kiệm tiền cho R & D cơ sở hạ tầng khi họ bắt đầu sử dụng cơ sở hạ tầng của Amazon
Amazon có được dữ liệu thuật toán và kiến thức thị trường bằng cách tận dụng khả năng của Tiki
Hiệu quả cơ sở hạ tầng:
- Sau khi được mua lại, Tiki sẽ tích hợp hoàn toàn vào AWS và không còn chi phí cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng. - Chi phí còn lại sau đó là một phần nhỏ của chi phí cơ sở hạ tầng cần thiết để tích hợp hoàn toàn hai hệ thống và thay đổi quyền sở hữu chuyên môn kỹ thuật.
Hiệu quả hoạt động:
- Amazon sẽ được hưởng lợi và có thể sử dụng kiến thức chuyên môn của Tiki trong các thuật toán, cũng như thuật toán thực tế của họ.
- Chi phí duy nhất sẽ còn lại đối với Amazon trong bộ phận thuật toán sẽ là chi phí tích hợp trong vài năm tới. Hiệu quả nghiên cứu:
- Amazon có thể hưởng lợi từ cố vấn kinh doanh và nghiên cứu thị trường mà Tiki hiện đang làm rất tốt