- Về chính sách:Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những lợi ích về thương mại điện tử đem lại cho nền kinh tế, thể hiện sự quan tâm định hướng của chính phủ trong chính sách phát triển kinh tế trong vòng 05 năm trở lại đây như sau:
+ Chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới hoạt động thương mại điện tử là “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025”, với mục tiêu tiến vào top 3 thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á trước năm 2025.
+ Chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng chung về công nghệ thông tin như “Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
+ Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tại Việt Nam
- Về luật pháp:Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử. Nhà nước đã ban hành rất nhiều luật chi tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn.
+ Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006)
+ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử
+ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
+ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính + Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng + Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung
cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
+ Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
+ Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, bên cạnh những luật, nghị định điều chỉnh chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì thương mại điện tử tại nước ta còn chịu sự điều chỉnh
của các nguồn luật chung như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Công nghệ....
Theo Luật Đầu Tư 2020, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi ban hành các điều khoản miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuê đất, sử dụng điện, nước, miễn thuế nhập khẩu các máy móc, nguyên liệu cho quá trình sản xuất,... Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc mở rộng cơ chế thị trường với các hiệp định thương mại như EVFTA, bỏ bớt các thủ tục phức tạp không cần thiết, thay đổi chính sách đã làm cho quá trình đặt cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù hệ thống pháp lý và chính sách vẫn còn một số khó khăn và rào cản, chính phủ Việt Nam vẫn đang cố gắng để thay đổi phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và tạo điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế xã hội.