4.1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Về cơ sở vật chất - tiềm lực khoa học công nghệ hàng đầu: Hệ thống kho bãi:
Hệ thống kho hàng của Amazon bao gồm: - Hệ thống kho tự động
- Hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng - Trạm phân phối thông tin
- Các cabin “biết nói "
- Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng - Thuê bên thứ ba vận chuyển
Amazon hiện có hơn 110 kho hàng quy mô lớn trên toàn thế giới, trong đó có tới 64 kho rải khắp Hoa Kỳ với kho hàng lớn nhất được đặt tại bang Arizona với diện tích khoảng 111.500 m2 (đủ để chứa 28 sân bóng đá). Trong đó, bao gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho hàng trị giá tới 50 triệu đôla. Có tới 80 kho hàng của hãng trên toàn cầu đã sẵn sàng để phục vụ mọi cú click chuột mua sản phẩm của người dùng.
Với hệ thống kho bãi đồ sộ bậc nhất trong ngành thương mại điện tử, Amazon đã quản lý chúng áp dụng theo mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment Networking). Không hề giống các kho hàng kiểu truyền thống, chỉ được chú trọng phần website, quản lý mà bỏ bê phần kho hàng, kệ chứa, kho hàng của Amazon được tin học hoá cao độ để quản lý hàng hóa ở mọi khâu từ lấy xuống khỏi giá cho đến đóng gói, bốc dỡ lên xe. Amazon có hơn 175 Amazon fulfillment centers phủ rộng khắp Hoa Kỳ và các nơi có trụ sở Amazon: 110 trung tâm ở Bắc Mỹ và hơn 40 trung tâm trên khắp châu Âu
Quy trình xử lý kho hàng hiện đại bật nhất hiện nay:
Với phương châm đặc biệt: “Tận dụng mọi khoảng trống”, nhân viên sẽ sắp xếp hàng hóa vào mọi kẽ hở họ tìm thấy trong nhà kho, và quản lý chúng bằng cách quét mã vạch hàng hóa với máy cầm tay họ được giao cho. Như vậy, hàng hóa dù ở bất kỳ ngõ ngách nào trong nhà kho thì chỉ cần có máy quét mã vạch, nhân viên hay nhân
viên robot có thể nhanh chóng xác định vị trí đơn hàng. Được biết, nhờ công nghệ này mà năng suất kho tăng lên 40%, chi phí vận hành trong 3 năm giảm xuống từ 20% doanh thu còn chưa đầy 10% doanh thu.
Năng lực công nghệ: Với triết lý kinh doanh “ngày đầu tiên” và luôn giữ tinh thần đổi mới, sẵn sàng chấp nhận thất bại để thành công, có thể nói Amazon luôn luôn là sàn thương mại điện tử tiên phong trong việc thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới, sẵn sàng chấp nhận thất bại để đánh đổi sự tiện nghi nhất cho khách hàng.
Trong khâu quản lý kho bãi và sắp xếp hàng hóa, từ nhân viên bốc dỡ bằng rô bốt, bình thường nhân viên kho phải tìm đến kệ hàng thì nay xe rô bốt chở hàng tự chạy, nhân viên giao hàng áp dụng kỹ thuật tiên tiến với Amazon Air - đưa cả máy bay không người lái vào trong quá trình giao hàng. Một cải tiến vượt bật của Logistic Amazon mà chưa nhà bán lẻ trực tuyến nào có thể làm được.
Amazon thường xuyên đưa ra những ý tưởng sáng tạo và bổ sung sáng tạo cho dòng sản phẩm và dịch vụ của mình như Hệ thống ngủ thông minh Withings Aura. Điều này tạo ra sự khác biệt của Amazon so với các công ty khác. Bên cạnh đó, ông lớn ngành E-commerce còn mở siêu thị Amazon Go, hay thiết bị điều khiển giọng nói Amazon Echo…
Alexa chính là một “nhân chứng sống” về cách Amazon sử dụng AI và máy móc tự động để tạo nên trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, thu thập dữ liệu để hiểu sâu hơn về hành vi của khách hàng và gia tăng doanh thu. Khách hàng có thể đơn giản hóa việc sắp xếp lại các sản phẩm bằng âm thanh của mình. Amazon đã tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ, phục vụ cả chính họ và khách hàng của họ.
Hệ thống quản lý thanh toán: Từ Amazon Web Services (AWS) đến Alexa đều cho phép tùy chọn điện toán đám mây trả tiền.
b. Về hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Với tiêu chí từ ban đầu: “Khách hàng mới là người mang đến lợi nhuận cho bạn chứ không phải đối thủ của bạn”, Amazon luôn không ngừng nâng cấp nền tảng website mua hàng của mình cũng như chăm chỉ đưa ra những ý tưởng sáng tạo và bổ sung sáng tạo, chấp nhận mất mát ban đầu để ưu tiên sự tiện nghi của khách hàng. Nhờ vậy, quá trình mua sắm của người tiêu dùng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Một số tính năng nổi trội cho thấy Amazon luôn chú trọng đến nguyện vọng của khách hàng:
- Mục Community: nơi người mua được cung cấp thông tin về sản phẩm. Đặc biệt, những chia sẻ của khách hàng sẽ tác động đến người mua tiếp theo. - Mục Ecard: cho phép khách hàng chọn lựa những bưu thiếp điện tử miễn phí để
gửi cho bạn bè, người thân.
Amazon luôn “nhớ” và chăm sóc các khách hàng đã từng mua hàng. Khi khách hàng vào web Amazon từ lần thứ hai sẽ được nhìn thấy một dòng chào hỏi hiển thị ví dụ như “Hi, Onbrand”. Bên cạnh đó, Amazon còn đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên lịch sử mua sắm trước đó.
Amazon có hệ thống giao hàng nhanh chóng và miễn phí cho khách hàng, bắt đầu từ ngày 28/5/2015, gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến bắt đầu cung cấp giao hàng miễn phí trong ngày cho các khách hàng Prime sống ở các khu vực đô thị (có trong danh sách quy định) trên khắp Hoa Kỳ từ thứ 2 đến thứ 7 (Trừ Boston).
Thử nghiệm mô hình giao hàng bằng robot tự động. Bên cạnh Amazon Air, gần đây, Amazon đã cho thử nghiệm cách giao hàng tự động dựa vào đội ngũ robot với những đơn đầu tiên ở Washington. Trong tương lai, Amazon Scout được nhân rộng ở nhiều nơi khác của Amazon. Đây được xem là bước đi kế tiếp sau tham vọng còn dang dở trong việc giao hàng bằng máy bay không người lái của “ông trùm” Amazon.
Amazon đã dành hẳn một trang web để đưa tin về những hoạt động của mình từ xưa đến nay. Điều này không những giúp người bán hàng lẫn người tiêu dùng hiểu hơn về Amazon, nó còn mang lại cho Amazon chỗ đứng về thương hiệu. Những câu chuyện Amazon chia sẻ trong https://www.aboutamazon.com/ thật sự gần gũi, tạo cho người ta cảm giác Amazon là một tổ chức hoạt động vì cộng đồng bên cạnh câu chuyện “ông trùm” thương mại điện tử và điện toán đám mây.
4.1.2. Tiềm lực của doanh nghiệp
• Về quy mô:Hiện nay, Amazon có 18 website trên thế giới, sử dụng 27 ngôn ngữ khác nhau, tiếp cận khách hàng ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 300 triệu khách hàng và hơn 100 triệu thành viên Prime trên toàn cầu, 175 trung tâm kho bãi, 40 máy bay chở hàng và 100.000 đơn vị Amazon Robotic.
• Về tài chính:Ngày 31/7/2020, Amazon thông báo lợi nhuận ròng của tập đoàn này trong quý II/2020 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, lên 5,2 tỷ USD (từ mức chỉ 2,6 tỷ USD), nhờ doanh số bán tăng 40% (lên 88,9 tỷ USD). Đây là kết quả hoạt
động được công bố sau khi Amazon đã trừ khoản chi phí 4 tỷ USD bỏ ra để khắc phục các hậu quả liên quan đến dịch COVID-19. Ngày 29/7/2021 Amazon cho biết lợi nhuận quý của tập đoàn này đã tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 7,8 tỷ USD. Giá cổ phiếu Amazon đã tăng gần 80% kể từ đầu năm nay, nhờ hoạt động thương mại điện tử tăng mạnh. Với mức tăng trưởng vượt bậc này, Amazon trở thành doanh nghiệp mạnh nhất trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, đồng thời mang đến danh hiệu “giàu có hơn bao giờ hết” cho nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Bezos.
Thật hiếm khi thấy một công ty có thể hoạt động tốt trong một trận đại dịch khiến hàng triệu người thất nghiệp, mặc dù công nghệ đang là lĩnh vực hoạt động rất tốt. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến điều này, các chuyên gia cho rằng lệnh giãn cách xã hội để phòng chống dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến người dân đẩy mạnh mua sắm trực tuyến, đồng thời gia tăng mua các mặt hàng điện tử thay vì chi tiêu cho các dịch vụ khác như nhà hàng và du lịch, làm đẹp...
• Về nguồn nhân lực, vật lực: Amazon có khoảng 100,000 nhân viên vào 2018. Sau khi đại dịch covid-19 bùng nổ, Amazon sau giai đoạn đầu bị quá tải với lượng đơn hàng tăng vọt cũng như chịu áp lực về vấn đề an toàn sức khỏe cho các nhân viên nhà kho, kể từ tháng 3/2020 họ đã tuyển dụng thêm 175.000 lao động để đáp ứng nhu cầu cao điểm trong đợt dịch, trong đó có khoảng 125.000 nhân viên đã được ký hợp đồng làm chính thức, toàn thời gian. Amazon cũng đã bỏ ra 500 triệu USD tiền thưởng cho những nhân viên phải làm việc trực tiếp với khách hàng trong mùa dịch. Ngoài ra, một phần của khoản chi phí 4 tỷ USD cũng được sử dụng để tăng lương cho các nhân viên hợp đồng.
Kể từ đó, Amazon liên tục đầu tư mạnh mẽ hơn. Trong khi ngành hàng không đắp chiếu gần như toàn bộ máy bay trong giai đoạn cao trào của dịch bệnh, Amazon cho biết đã thuê thêm 12 máy bay Boeing 767 để tăng đội máy bay vận chuyển hàng hóa lên hơn 80 chiếc. Amazon cũng đang đàm phán mua Zoox, một startup đang phát triển xe tự lái có mức định giá 2,7 tỷ USD.
Năm 2012, Amazon mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD. Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới.
4.1.3. Chính sách về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chính phủ:
- Về chính sách:Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những lợi ích về thương mại điện tử đem lại cho nền kinh tế, thể hiện sự quan tâm định hướng của chính phủ trong chính sách phát triển kinh tế trong vòng 05 năm trở lại đây như sau:
+ Chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới hoạt động thương mại điện tử là “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025”, với mục tiêu tiến vào top 3 thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á trước năm 2025.
+ Chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng chung về công nghệ thông tin như “Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
+ Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tại Việt Nam
- Về luật pháp:Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử. Nhà nước đã ban hành rất nhiều luật chi tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn.
+ Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006)
+ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử
+ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
+ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính + Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng + Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung
cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
+ Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
+ Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, bên cạnh những luật, nghị định điều chỉnh chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì thương mại điện tử tại nước ta còn chịu sự điều chỉnh
của các nguồn luật chung như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Công nghệ....
Theo Luật Đầu Tư 2020, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi ban hành các điều khoản miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuê đất, sử dụng điện, nước, miễn thuế nhập khẩu các máy móc, nguyên liệu cho quá trình sản xuất,... Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc mở rộng cơ chế thị trường với các hiệp định thương mại như EVFTA, bỏ bớt các thủ tục phức tạp không cần thiết, thay đổi chính sách đã làm cho quá trình đặt cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù hệ thống pháp lý và chính sách vẫn còn một số khó khăn và rào cản, chính phủ Việt Nam vẫn đang cố gắng để thay đổi phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và tạo điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế xã hội.
4.1.4. Phương thức xâm nhập của Amazon tại thị trường Việt Nam
Amazon, với vị thế là “kẻ khổng lồ đứng đầu ngành thương mại điện tử” có năng lực cạnh tranh cao, tiềm lực tài chính mạnh cũng như chính sách chăm sóc đãi ngộ, hỗ trợ con người tốt, cả nhân viên và khách hàng, sẽ có đủ các nguồn lực để gia nhập thị trường Việt Nam. Đồng thời, ngành thương mại điện tử đang là ngành được ưu tiên phát triển, cùng với chính sách phát triển nền kinh tế số, chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác biệt về thị trường, văn hóa - xã hội cũng như thói quen tiêu dùng khác biệt so với thị trường mà Amazon quen thuộc trước đó - EU, Anh và Mỹ, cùng với mong muốn Amazon không đi vào vết xe đổ của mình như thị trường Ấn Độ, chiến lược mà doanh nghiệp nên nhắm tới đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam là chiến lược M&A - Mua lại và Sáp nhập.
a. Định nghĩa và khái niệm M&A:
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers and Acquisitions, dùng để chỉ hoạt động mua bán (một số tài liệu ghi là mua lại) và sáp nhập của doanh nghiệp. Trên thực tế, hai cụm từ mua lại và sáp nhập mặc dù luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa 2 cụm từ này sẽ đồng nhất với nhau. Sự khác biệt chính giữa sáp nhập và mua lại nằm ở cách thức sự kết hợp của các công ty.
-Sáp nhập:là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới. (Trích “Luật Doanh nghiệp năm 2020”) - Mua lại:là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.
Phân loại M&A: Có 3 hình thức M&A cơ bản, bao gồm: M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.
- M&A theo chiều ngang:Hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và cùng giai đoạn sản xuất. Lợi ích của loại sáp nhập này là loại bỏ sự cạnh tranh, giúp tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận
- M&A theo chiều dọc:Hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng chung chuỗi giá trị nhưng khác giai đoạn sản xuất. Loại sáp nhập này thường được