Phát triển sản xuấtngô

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 26 - 28)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.1.2. Phát triển sản xuấtngô

Khái quát chung về cây ngô

* Nguồn gốc cây ngô: Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp khoa học: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần dưỡng tại khu vực Trung

Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.

* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển: Cây ngô là loại cây trồng có nguồn

được chiếu sáng mạnh ngô sẽ cho năng suất cao, phẩm chất hạt tốt. Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-300C. Ngô là cây cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém. Bình quân một cây ngô trong vòng đời cần phải có 7 - 10 lít nước để sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên ngô thích hợp nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ pH: 6-7.

* Phân bón, mùa vụ và chế độ luân canh: Phân bón và chăm sóc: mức bón phân phổ biến hiện đang được khuyến cáo rộng rãi cho sản xuất là: 100-150 kg urê; 100-200 kg lân super; 50-60 kg Kaliclorua; phân chuồng (tuỳ theo hộ, vùng…); phân bón được chia làm 3 lần: 1 bón lót, 2 bón thúc.

Mùa vụ: thời vụ đa số được các địa phương áp dụng là: vụ ngô Xuân, ngô

Đông ở những vùng Trung du, Đồng bằng Sông Hồng; vụ ngô Xuân Hè ở những vùng miền núi phía Bắc. Đồng thời áp dụng chế độ luân canh hợp lý với các cây trồng khác, phù hợp với tập quán sản xuất ngô ở từng vùng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Kỹ thuật canh tác, mật độ khoảng cách trồng ngô: Hầu hết các địa phương đều khuyến cáo mật độ gieo trồng từ 5,3 - 5,7 vạn cây/ha, tương ứng với khoảng cách gieo trồng: hàng - hàng: 70cm - 70cm; cây - cây: 22cm - 25cm.

Trong thời gian gần đây các cơ quan nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô, trung tâm khuyến nông quốc gia khuyến cáo: mật độ 6 - 7 vạn cây (v Đông 7 vạn cây/ha; vụ Xuân 6 vạn cây/ha), hàng - hàng 50 - 55; cây - cây:

25 - 28 cm các giống tham gia thí nghiệm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về thoái hoá đất: Để hạn chế đến mức tối thiểu mức độ thoái hoá đấttrồng

ngô, trong giai đoạn 2005-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các địa phương qui hoạch đất trồng ngô, hạn chế tối đa việc trồng ngô trên đấtcó độ dốc trên 25o, trồng ngô kết hợp với các biện pháp trồng luân, xen canh với

cây họ đậu và các loại cây trồng khác có tính chất cải tạo đất; trên đất dốc, canh tác ngô theo đường đồng mức nhằm hạn chế đa mức độ thoái hoá đất.

Về bảo quản chế biến: Tổn thất sau thu hoạch đối với cây ngô là khálớn,

trung bình từ 13 - 15%; đặc biệt tại các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc việc sản xuất ngô trong vụ Xuân thường gặp rất nhiều khó khăn cho việc thu hái, bảo quản, sơ chế ngô trong điều kiện mưa kéo dài trong giai đoạn cuối vụ thu hoạch. Ngô nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng qui trình sẽ giảm chất lượng nghiêm trọng, đặc biệt ngô sẽ phát sinh các loại nấm Aspergillus sp, sản sinh độc chất aflatoxin gây bệnh ung thư gan cho người.

* Tình hình sâu bệnh: Đến nay, tình hình sâu bệnh trên cây ngô khôngcó biến động lớn, các loại sâu bệnh chính thường gặp như: sâu đục thân, rệp, sâu xám, bệnh khô vằn, gỉ sắt, mức độ gây hại không đáng kể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Từ cuối năm 2008 - 2009 đã xuất hiện bệnh vi rút lùn sọc đen trên cây ngô tại Nghệ An và có nguy cơ lan truyền đến các tỉnh phía Nam là rất lớn, đây là đối tượng dịch hại có nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến các vùng sản xuất ngô.

1.1.3. Các nhân t ch yếu nh hưởng phát trin sn xut ngô theo hướng bn vng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)