Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng phát triển sản xuấtngô theo hướng bền

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 28 - 30)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng phát triển sản xuấtngô theo hướng bền

1.1.3.1. Nhóm nhân tố vềđiều kiện tự nhiên (thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng).

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên rủi ro lớn, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu xuất hiện nhiều sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng.

Sản xuất nông nghiệp tại huyện những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết diễn biến khí hậu phức tạp, đặc biệt những năm gần đây kiện tự nhiên, thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ trung bình ngoài trời gây dịch bệnh phát sinh gây hại mạnh chủ yếu sâu keo hại ngô:

Điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng cũng tác động không nhỏ tới phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu trong sản xuất ngô. Điều kiện về đồi núi

ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sản xuất ngô theo chiều rộng. Giải pháp mang tính hiệu quả và bền vững là đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa.Tuy nhiên điều này chỉ hiệu quả khi điều kiện về địa hình như ruộng bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, tập trung không manh mún được đáp ứng.

1.1.3.2. Nguồn lực sản xuất của các hộ (Quy mô, nguồn vốn, trình độ học vấn của các hộ).

Quy mô ruộng đất lớn, tập trung với địa hình tương đối bằng phẳng là điều kiện tốt để áp dụng phát triển sản xuất và có ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất.

Yếu tố vốn cho phát triển: Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế. Vốn là chìa khoá đối với sự phát triển, thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trình độ học vấn là yếu tố được sản xuất ngô đánh giá có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng mô hình. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, ghi nhớ, áp dụng và truyền đạt các kỹ thuật học được vào sản xuất cũng như cho các hộ khác.

1.1.3.3. Yếu tố xã hội (khuyến nông, cơ giới hóa)

Các yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất. Trước tiên là hoạt động khuyến nông, đây là lực lượng chủ đạo để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, cung cấp thông tin, tập huấn kỹ thuật cho người dân, giúp người dân xây dựng các mô hình trình diễn để họ thấy được hiệu quả mà mô hình mang lại.

Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để giảm áp lực lao động trong mùa vụ sản xuất, giảm công lao động, tăng năng suất trong sản xuất lúa. Để thúc đẩy phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về các cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch; nhất là

việc tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất và các chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

1.1.3.4. Thị trường

Thị trường với các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường ngô ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất ngô, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn, sẽ không bền vững.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)