So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây ngô với cây lúanương tạihuyện Ma

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 64 - 67)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây ngô với cây lúanương tạihuyện Ma

Sơn, tỉnh Sơn La

3.2.4.1. So sánh biến động giá ngô và giá lúa tại huyện Mai Sơn

Qua điều tra 60 hộ được hỏi cho thấy có tới 78% hộ dân được hỏi cho rằng việc trồng ngô là phù hợp với đất đai, còn 21% còn lại cho rằng việc trồng ngô là do thôn phổ biến và thấy các hộ khác trồng nên làm theo do cây ngô là loại cây dễ tính có thể trồng ở hầu hết mọi địa hình, ít sâu bệnh, chịu rét khá nên việc chăm sóc của người dân ở đây chưa được quan tâm nên đối với họ việc trồng như vậy là tiết kiệm thời gian và 100% các hộ được phỏng vấn cho rằng cây ngô cho hiệu quả cao hơn.

Việc bán ngô được thanh toán ngay và giá qua các năm được 100% các hộ cho rằng tăng qua các giai đoạn 2018 - 2020 nên việc trồng ngô các được các hộ nhất trí cao hơn.

Bảng 3.8. So sánh giá qua 3 năm của cây ngô và cây lúa nương tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

ĐVT: đồng/kg

TT Năm Giá Ngô Giá Lúa Nương

1 2018 5600 15000

2 2019 5800 14500

3 2020 6000 14000

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mai Sơn)

Qua bảng 3.8 ta thấy giá thu mua của ngô giai đoạn 2018 - 2020 tăng liên tục từ 5600 đồng lên 6000 đồng vào năm 2020. Trong khi đó giá lúa có xu hướng giảm và biến động.

Lúa nương là cây lương thực có diện tích đứng thứ 2 sau cây ngô trên địa bàn huyện Mai Sơn, nhưng thu nhập từ việc trồng lúa là không cao mà lại mất rất nhiều công lao động, đa số các hộ trồng lúa dùng để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình.

Hiện nay diện tích trồng lúa tại huyện Mai Sơn đang có xu hướng giảm do không đem lại hiệu quả kinh tế cao chính sách của huyện Mai Sơn đang dần thay thế diện tích cây lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng các cây cho năng suất cao hơn, trong đó có cây ngô giống mới cho năng suất cao và thích nghi hơn với biến động của thời tiết.

3.2.4.1. So sánh kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 ha ngô và 1 ha lúa tạihuyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai cây ngô và lúa trên 1 ha tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây ngô, cây lúa nương tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Ngô Lúa nương

1 GO nghìn đồng 28.800 14.485 2 IC nghìn đồng 8.383 4.170 3 VA nghìn đồng 20.417 10.738 4 TC nghìn đồng 11.973 9.637 5 Pr nghìn đồng 16.827 4.848 6 GO/IC Lần 3,43 3,86 7 GO/CLĐ Lần 8,02 2,65 8 Pr/CLĐ Lần 4,68 0,88 9 VA/CLĐ Lần 5,68 1,96

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)

Từ bảng số liệu 3.9 ta thấy sự chênh lệch hiệu quả kinh tế giữa cây ngô và cây lúa nương trên cùng 1ha.

Về doanh thu ta thấy sản xuất ngô có doanh thu cao hơn so với sản xuất lúa nương, 1ha ngô thu được doanh thu là 28.800 nghìn đồng. Trong khi đó 1 ha lúa nương cho thu 14.485 nghìn đồng.

Về chi phi trung gian (IC): chi phí trung gian cho 1 ha ngô cao hơn chi phí cho 1 ha lúa. Chi phí trung gian của cây ngô là 8.383 nghìn đồng. Chi phí trung gian của cây lúa nương 4.170 nghìn đồng.

Về công lao động ta thấy công lao động của cây ngô cao hơn so với cây lúa GO/CLĐ của cây ngô đạt 8,02 đồng tức là 1 đồng công lao động tạo ra 8,02 đồng doanh thu còn cây lúa nương là 2,65.

Tỷ số Pr/CLD của cây ngô cao hơn hẳn so với cây lúa nương tức là công lao động tạo ra lợi nhận của cây ngô đạt 4,68 đồng tức là 1 đồng công laođộng tại ra 4,68 đồng lợi nhuận. Đối với lúa nương thì 1 đồng công lao động chỉ tạo ra 0,88 đồng lợi nhuận.

Qua bảng 3.9 ta thấy về cơ bản các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế của cây ngôcao hơn các chỉ tiêu về kinh tế của cây lúa nương. Đa số các hộ nông dân huyện Mai Sơn vẫn lựa chọn trồng ngô vì điều kiện tự nhiên, địa hình đất đai, phong tục tập quán của các hộ nông dân thuận lợi và phù hợp với trồng ngô.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)