Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu cho huyệnMai Sơn, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 35)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.4. Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu cho huyệnMai Sơn, tỉnh Sơn La

Thông qua kinh nghiệm được rút ra trong sản xuất ngô ở một số địa phương trong nước cũng như kết quả phân tích của các công trình nghiên cứu được thực hiện trước đây, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La như sau:

Thứ nhất, phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương,

phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu,... để phát triển sản xuất ngô, có sản lượng hàng hóa tập trung, đưa cây ngô thực sự là một trong những cây trồng chủ lực, mũi nhọn của huyện.

Thứ hai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chăm sóc

theo chiều sâu, tạo vùng sản xuất tập trung năng suất, chất lượng, an toàn.

Thứ ba, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển đường giao nội

đồng để thuận lợi cho việc đi lại, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.

Thứ tư, tăng cường công tác điều tra dự báo tình hình sâu bệnh hại ngô và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thứ năm, hệ thống khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn

nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng ngô. Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất ngô tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững; hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng sản xuất tập trung.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o52'30'' đến 21o20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. Phía Đông giáp huyện Yên Châu; giáp huyện Bắc Yên; Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu; Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).

Mai Sơn có diện tích tự nhiên là 142.670,60 ha, có 8 km đường biên giới chung với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào; có 42Km đường Quốc lộ 6 chạy dọc địa phận huyện. Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 01 thị trấn.

Huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Thành phố - Mai Sơn - Mường La; có trục Quốc lộ 6 và Quốc lộ 4G, QL37, TL109, 110,... là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc; huyện thuộc vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ 6, ngoài ra trên địa bàn còn có cảng Tà Hộc nên có nhiều cơ hội phát triển. Với diện tích đất đồi khá lớn nên nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

Hình 2.1. Bn đồ hành chính huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

2.1.1.2 Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện Mai Sơn có các loại đất chính sau:

- Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích khoảng 26.442 ha, chiếm 18,50% tổng quỹ đất.

- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất.

- Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): có diện tích khoảng 1.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất.

- Đất phù sa ngòi suối (P'): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ… Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng ngô, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.541 ha, chiếm 1,80% tổng quỹ đất.

- Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất.

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất, như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magiê… có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,60 ha.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Sơn năm 2020.

TT Nhóm đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

I Đất nông ngiệp 101.468,83 71,12

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.383,53 34,61

1.2 Đất lâm nghiệp 51.484,45 36,09

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 518,55 0,36

1.4 Đất nông nghiệp khác 82,30 0,06

II Đất phi nông nghiệp 6.548,63 4,59

2.1 Đất ở 1.057,85 0,74

2.2 Đất chuyên dùng 3.460,55 2,43

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,46 0,00

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 365,74 0,26

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.604,47 1,12

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 59,56 0,04

III Đất chưa sử dụng 34.653,14 24,29

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 34.653,14 24,29

Tổng số 142.670,60 100

2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu, thời tiết mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo được như sau: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,4o C; thường nóng nhiều vào các tháng 4-8; thường lạnh nhiều vào các tháng: 11-3 năm sau; thường nắng nhiều vào các tháng: 3-10 với tổng số giờ nắng 1.940 giờ/năm; thường mưa nhiều vào các tháng: 5-9; độ ẩm trung bình năm là 81%; tổng lượng mưa bình quân 1.400 mm/năm.

- Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.

Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

2.1.1.4 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Mai Sơn được đánh giá là đa dạng và phong phú nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng; Mỏ đồng; đá vôi và đất sét,…

2.1.1.5 Tài nguyên sinh vật

Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã như: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.

2.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế.

Qua quá trình xây dựng và phát triển, huyện đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc trưng: Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6; kinh tế dọc Quốc lộ 4G, kinh tế vùng lòng hồ Sông Đà; kinh tế vùng cao, biên giới. Trong những năm qua huyện đã phát huy mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2020”. Sản xuất cây

lương thực chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 98,6 ngàn tấn; Chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực, cây ăn quả được triển khai thực hiện với quy mô hợp lý, trọng tâm là: Cây cà phê, cây mía, sắn công nghiệp, các loại cây ăn quả... Đến năm 2020, tổng diện tích cây công nghiệp chủ lực, cây ăn quả đạt 26.609 ha bằng 1.8 lần so với năm 2015, trong đó: Cà phê 6.130 ha; Mía 4.963 ha; Cao su 338 ha, sắn 4.420 ha, cây ăn quả các loại: 10.565 ha. có 41.300 đàn trâu, bò; đàn gia cầm 1.258.000 con. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 15.254 tấn.Quan tâm, đẩy mạnh đầu tư theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hình thức trang trại; ứng dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng ... từng bước nâng cao thu nhập. Đến hết năm 2020, toàn huyện, lĩnh vực chăn nuôi, nhiều mô hình kinh tế trang trại, dịch vụ được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao (theo báo cáo 1621/BC-UBND ngày

16/11/2020 của UBND huyện Mai Sơn).

Bên cạnh đó, kinh tế lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay toàn huyện có diện tích tự nhiên trên 143.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh gần 53.604,84 ha, rừng tái sinh 1.200 ha và rừng trồng 300 ha, độ che phủ đạt xấp xỉ 35,9%, nếu tính cả 9.700 ha rừng trạng thái 1C sắp đủ tiêu chuẩn 2A thì độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 43,5%.

Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng. Một số nhà máy, cơ sởcông nghiệp được tiếp tục đầu tư và đi vào hoạt động ổn định như: Xi măng, mía đường, tinh bột sắn ... Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2020 đạt 1.496,6 tỷ đồng bằng 1,52 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2015-2019) đạt 17.8%/năm đạt 98,2% KH. (Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Xi măng 1.383 ngàn tấn; gạch nung các loại 27,23 triệu viên, giảm 47% so với năm 2015; đá xây dựng các loại 1.215 ngàn m3, giảm 53,3% so với năm 2015; đường kết tinh 150.233 ngàn tấn, tăng 23,7% so với năm 2015), (theo báo cáo 1621/BC-UBND ngày 16/11/2020 của UBND huyện Mai Sơn).

Số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bình quân toàn huyện đạt 96%, tăng 3% so với năm 2015. Thêm 01 xã được sử dụng điện lưới quốc gia nâng tổng số xã có điện lưới quốc gia lên 22/22 xã, thị trấn, hiện nay toàn huyện có 98,7% số hộ được dùng điện sinh hoạt tăng 6,2% so với năm 2015(theo báo

cáo 1621/BC-UBND ngày 16/11/2020 của UBND huyện Mai Sơn).

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn những hạn chế như: Cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nguồn vốn đầu tư cho việc mở rộng sản xuất và xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, dịch vụ còn thiếu. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹthuật, cán bộ quản lý đang được đào tạo nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2.2. Điều kiện xã hội * Về dân số

Dân số tính đến năm 2020 là 167.257 người, tỷ lệ tăng dân số là1.28%. Mật độ dân số khoảng 117/người/km2.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3% /năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm 1.28%, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm là 12.500 lao động, 22/22 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 6bác sỹ/1 vạn dân trong đó có 22 xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế.

* Về giáo dục - đào tạo

Hệ thống giáo dục phủ kín 3 bậc học với 180 điểm trường, cơ bản kiên cố hóa trường lớp; mầm non 53%, tiểu học 52,5%, Trung học cơ sở 82%, mở lớp tới bản với hệ thống mầm non....(theo báo cáo 1621/BC-UBND ngày

16/11/2020 của UBND huyện Mai Sơn).

Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và từng bước được nâng lên. Duy trì kết quả huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, toàn huyện có 32/98 trường đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện có 22/22 xã có Trung tâm giáo dục cộng đồng. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các cấp học ngày càng tăng số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia 5 năm qua ở các bậc học có trên 570 em; Huy động nguồn vốn xã hội hoá xây dựng nhà bếp nấu ăn cho các trường bán trú; toàn huyện có 17 trường bán trú với trên 3.000 học sinh mỗi năm đã tổ chức nấu ăn cho học sinh, các em học sinh đều yên tâm học tập, giảm tình trạng học sinh bỏ học; Công tác đào tạo nghề và chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề được quan tâm, đến hết năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động.

* Khoa học công nghệ

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi; đã hình thành được một số mô hình có hiệu quả như: nhãn chín muộn; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại; sản xuất rau an toàn tại xã Mường Bon; mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân hòa tan bằng công nghệ Israel tại xã Chiềng Ban, xã Hát Lót, xã Cò Nòi...

* Y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Toàn huyện có 327 cán bộ y tế, duy trì tốt hoạt động của các trạm y tế xã, 100% số xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 100% các bản có nhân viên y tế bản, tiểu khu; 22/22 xã, thị trấn có bác sĩ tăng 03 xã so với năm 2015; có 22 xã có trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế (trong đó có 15 xã đạt theo tiêu chí mới, có 03 xã phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao); Công tác

y tế dự phòng được quan tâm, đến hết năm 2020, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 17,7%.

* Văn hoá, thể thao và du lịch

Phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh, toàn huyện có 60% bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá (bình quân tăng 3%/năm); 69.6% số

hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; 100% số bản có đội văn nghệ bản hoạt động thường xuyên. Hiện nay toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn có nhà văn hoá xã, 390/456 bản có nhà văn hoá bản, đạt 84,5% kế hoạch; Toàn huyện có 98% số hộ được xem các chương trình truyền hình, 99% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.

Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ - du lịch theo hướng hiện đại. Hệ thống dịch vụ đã có ở tất cả các xã, phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Hoạt động du lịch từng bước được hình thành, quảng bá rộng rãi với nhiều điểm du lịch như đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi, rừng Dẻ, hồ Tiền Phong, khu sinh thái, du lịch làng bản sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách.

* Chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và một số vấn đề xã hội khác.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)