Những khó khăn của các hộ trồng ngô trên địa bàn huyệnMai Sơn, tỉnh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 73 - 74)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.2. Những khó khăn của các hộ trồng ngô trên địa bàn huyệnMai Sơn, tỉnh

tnh Sơn La

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi như trên nhưng người sản xuất vẫn còn khó khăn trong quá trình sản xuất cây ngô đó là:

Cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm: Phần lớn người dân trồng ngô

đều thiếu vốn sản xuất nên phải mua chịu vật tư như giống, phân bón, thuốc trừ sâu ở các điểm bán lẻ và các đại lý vật tư nông nghiệp nên giá thường cao hơn nhiều so với giá thì trường (thường là mua theo hình thức trả chậm đến cuối vụ bán sản phẩm để khấu trừ) dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao. Mặt khác ở một số

xã vùng sâu, vùng xa của huyện chưa có đại lý đủ điều kiện kinh doanh và buôn bán giống cây trồng và vật tư nông nghiệp nên người dân phải mua từ các điểm bán lẻ thì giá sẽ cao và không đảm bảo chất lượng.

Đa số sản phẩm nông sản của người nông dân sau khi thu hoạch thường bán cho người thu gom và thương lái tại địa phương, nhưng là huyện miền núi điều kiện đi lại khó khăn, nông sản thu hoạch theo mùa vụ và một phần phụ thuộc vào các tư thương bán nợ vật tư đầu vào nên thường bị ép giá. Người dân còn thiếu thông tin về thị trường và thiếu sự hỗ trợ can thiệp của các cơ quan chức năng để làm cầu nối giữa người dân với nhà doanh nghiệp; hơn nữa người dân thường bán sản phẩm tươi hoặc phơi 01 đến 02 nắng, tỷ lệ độ ẩm chưa đạt so với yêu cầu nên khó khăn cho việc thu mua của các doanh nghiệp.

Quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng: Phần lớn người dân đều có kinh nghiệm trồng ngô lâu năm và hằng năm được các cơ quan chuyên môn của huyện tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nên đa số người dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản xuất vẫn chưa triệt để như trồng dày để cắt tỉa làm thức ăn cho gia súc làm tốn kém lượng giống gieo tỉa và cạnh tranh dinh dưỡng, không gieo ươm để tỉa dặm kịp thời dẫn đến không đồng đều về mật độ, bón phân chưa cân

đối, việc phòng trừ sâu bệnh còn hạn chế, một số diện tích thường bị khô hạn trong vụ Hè thu nhưng chưa chuyển đổi sang các loại cây trồng có khả năng chịu hạn như đậu xanh, cây mè hoặc trồng sắn nên năng suất ngô vụ Hè thu thường thấp 20 - 25 tạ/ha. Có một số ít người dân đã biết tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây lạc, rơm rạ,… để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng nhằm làm tăng độ mùn của đất và hạn chế việc dùng phân vô cơ, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nói chung và trồng cây ngô nói riêng còn nhiều bất cập; đặc biệt là hệ thống thủy lợi, đa số diện tích trồng ngô trên đất màu nhưng chưa có hệ thống tưới nên vào mùa khô thường bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất; hệ thống giao thông nội đồng chưa được hình thành nên khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch và vận chuyển nông sản.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)