4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyệnMai Sơn, tỉnh Sơn La
Từ việc nghiên cứu về sản xuất ngô tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế hộ trồng Ngô trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La như sau:
Các cấp chính quyền địa phương cần xác định cây ngô là một trong những cây trồng có lợi thế để phát triển kinh tế hộ nông dân, xóa đói giảm nghèo của huyện, vì vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất thích hợp với việc trồng cây Ngô;
Áp dụng các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, sử dụng giống ngô biến đổi gen cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu để thâm canh tăng vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao; Mặt khác tận dụng thân cây ngô làm thức ăn chăn nuôi đại gia xúc.
Cần hỗ trợ kinh phí cho các hộ mua giống, đặc biệt là các giống cây trồng mới nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô; hỗ trợ công tác thuỷ lợi như: cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, đường nội đồng ở những vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ công tác thông tin thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo tinh thần Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ những vùng có diện tích sản xuất ngô lớn, tập trung và ổn định; hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo và xây dựng các mô hình ứng dụng các TBKT mới, mô hình sản xuất bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn quy trình canh tác trên đất dốc, biện pháp chống xói mòn dinh dưỡng đất. Thường xuyên dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên cây ngô, giúp nông dân có biện pháp phòng trừ kịp thời.