1.2.1 Kinh nghiệm ủy thác cho vay tại một số tỉnh
1.2.1.1 Kinh nghiệm ủy thác cho vay qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình
Việc uỷ thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH cho các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội Phụ nữ tỉnh đã đem lại hiệu quả rõ nét, nguồn vốn tăng trưởng nhanh, giải ngân kịp thời, nợ quá hạn đều giảm. Từ nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giúp chị em phụ nữ, đặc biệt là hộ gia đình có phụ nữ đứng chủđầu tư phát triển sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Hội phụ nữ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện nhiều giải pháp để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhanh chóng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ưu đãi.
Trong đó, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo, về tín dụng ưu đãi đến cán bộ, hội viên phụ nữ. Hội phụ nữ các cấp chú trọng thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn, xóm.
Tổ TK&VV có nhiệm vụ tuyên truyền, động viên chị em trong tổ tham gia gửi tiết kiệm, nghĩa vụ trả gốc, lãi theo quy định, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, tổ chức cuộc sống gia đình.
Trong việc bình xét cho vay vốn, Hội Phụ nữ cơ sở tham gia cùng với chính quyền, các đoàn thể xác định đối tượng hộ nghèo, phụ nữ nghèo có đủ điều kiện vay vốn, xác định đối tượng vay vốn theo từng chương trình của NHCSXH. Việc bình xét đối tượng vay vốn đều đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công khai, dân chủ.
14
kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng và trực tiếp thu lãi hàng tháng, đôn đốc hội viên trả gốc khi đến hạn. Nhiều trường hợp chị em vay vốn gặp khó khăn, Hội đã vận động mọi thành viên trong nhóm giúp đỡ để trả gốc, lãi đúng kỳ hạn. Những trường hợp có biểu hiện nợ chây ỳ, khó đòi, cán bộ hội đã kiên trì vận động đểđảm bảo thu hồi đúng hạn. Do vậy, nợ quá hạn của phụ nữ thấp.
Bên cạnh đó, Hội phụ nữ xác định người nghèo thường là nghèo vốn và nghèo cả kiến thức làm kinh tế. Vì vậy, để giúp các hộ nghèo sử dụng đồng vốn có hiệu quả, các cấp Hội rất coi trọng việc hướng dẫn thành viên vay vốn về kỹ thuật sản xuất, kiến thức kinh doanh.
Hàng năm, Hội đã phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật theo mùa vụ hoặc theo loại cây trồng, con nuôi, loại hình sản xuất, kinh doanh cho phụ nữ. Việc chuyển giao KHKT không chỉ tổ chức ở cấp xã mà còn tổ chức ở chi hội, thôn, xóm.
Một số chị em phụ nữ chậm chạp hơn về sự tính toán làm ăn thì Hội cử người cầm tay chỉ việc. Hội Phụ nữ còn tổ chức dạy nghề, tạo thêm việc làm tiểu thủ công nghiệp cho phụ nữ như: thêu, chế biến cói, đan bèo khô, lúa non, chẻ tăm hương... giúp phụ nữ tăng thu nhập.
Để giúp cán bộ Hội làm tốt nhiệm vụ ủy thác, hàng năm Hội phụ nữ các cấp phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn về quản lý tín dụng cho cán bộ Hội từ chủ tịch Hội Phụ nữ xã đến cán bộ chi hội và tổ trưởng tổ vay vốn.
Cùng với đó, các cấp Hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cách quản lý của cán bộ và tổ chức hội cơ sở, kiểm tra, đối chiếu việc sử dụng vốn của các hộ vay; phối hợp với NHCSXH tổ chức đối thoại giải đáp các kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn vay.
Với những giải pháp trên, hoạt động ủy thác cho vay vốn ưu đãi được 100% cơ sở hội tham gia thực hiện. Đến 31/8/2017, số dư tiền gửi tiết kiệm tại các Tổ TK&VV do Hội phụ nữ quản lý là 17,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi là 837 tỷđồng với trên 31 nghìn lượt hộ vay, nợ quá hạn là 2,2 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 0,27% tổng dư nợ do Hội Phụ nữ quản lý.
15
Vốn vay được giải ngân đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Cùng với việc hỗ trợ vốn của Ngân hàng, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã giúp 9.453 hộ vươn lên thoát nghèo, trong đó có 7.566 hộ nghèo do phụ nữ đứng chủ; giải quyết cho hàng nghìn lao động có thêm việc làm.
1.2.1.2 Kinh nghiệm ủy thác cho vay qua Hội liên hiệp phụ nữ Thành Phố
Hà Nội
Công tác ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần xây dựng Nông thôn mới, theo Hội LHPN TP Hà Nội, các cấp Hội phụ nữ và sự phối kết hợp chặt chẽ với NHCSXH, qua 15 năm thực hiện nhận ủy thác cho vay vốn, đến nay hoạt động của các cấp Hội ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả; Hội LHPN TP Hà Nội luôn là đoàn thể có dư nợ lớn, chiếm trên 50% trong tổng số dư nợ Chi nhánh NHCSXH Thành phố ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể. Tỉ lệ nợ quá hạn thấp và có xu hướng giảm dần từ 0,3% năm 2013 xuống còn 0,06% (tính đến 31/8/2017).
Đến 31/8/2017, các cấp Hội phụ nữ toàn thành phố Hà Nội có 3.870 tổ tiết kiệm vay vốn, 111.810 hộ gia đình vay vốn, 11 chương trình vay vốn với tổng dư nợ 2.509 tỉ đồng; trong đó dư nợ tập trung ở một số chương trình như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Các hộ vay vốn đã phát huy hiệu quả của nguồn vốn vay, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Nhiều hộ nghèo vay vốn NHCSXH đã thoát nghèo.
Cụ thể, 15 năm qua, các cấp Hội đã giúp 100% hộ nghèo và các hộ khó khăn có thành viên trong gia đình là Hội viên bằng nhiều biện pháp, trong đó có 55.595 hộ phụ nữ nghèo thoát nghèo bền vững...
1.2.1.3 Kinh nghiệm ủy thác cho vay qua Hội liên hiệp phụ nữ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Văn Yên là huyện còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo khá nhiều. Những năm gần đây, địa phương có nhiều biện pháp, chính sách như
16
chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn của ngân hàng, góp phần giảm nghèo bền vững. Nhằm giúp cho chị em có vốn vay để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, Hội đã tín chấp với NHCSXH, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn.
Để công tác quản lý vốn vay có hiệu quả, Hội lập danh sách, khảo sát, đánh giá, phân loại đối tượng hộ nghèo của từng xã, thôn, xóm theo đúng quy định; quan tâm đến các hộ gia đình phụ nữ đơn thân, phụ nữ làm chủ hộ, động viên chị em tham gia sinh hoạt, làm thủ tục vay vốn, đề nghị Ngân hàng cho vay.
Hội chỉ đạo các hội viên phụ trách tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên tổ chức sinh hoạt để các thành viên có dịp trao đổi, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay, có hướng giải quyết, khắc phục kịp thời. Nhờđó, các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động nền nếp; các thành viên vay vốn sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích.
Đến nay, Hội nhận ủy thác từ NHCSXH huyện với dư nợ đạt hơn 114 tỷ đồng, tại 145 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 5.738 hộ gia đình hội viên vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho hàng trăm hộ thoát nghèo; cải thiện về đời sống hơn 740 hộ; xây dựng và cải tạo 20 công trình vệ sinh và nước sạch nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn; cải tạo và xây mới nhà ở cho 3 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; giúp đỡ 153 hộ gia đình hội viên có con học đại học, cao đẳng được vay vốn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Thông qua hoạt động vay vốn, cán bộ, hội viên phụ nữ còn được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và điều hành vốn vay. Hội viên phụ nữ nghèo thêm gắn bó với tổ chức Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm, biết quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm.
Việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ huyện Văn Yên góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm cho chị em phụ nữ và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
17
1.2.1.4 Kinh nghiệm ủy thác cho vay qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn
Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Kạn khóa VIII nhiệm kỳ 2016 - 2021, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN tỉnh luôn quan tâm, trú trọng đến công tác hỗ trợ hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Với mục tiêu không ngừng đổi mới các phương thức hoạt động, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới, hỗ trợ phụ nữ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.Trong những năm qua, các hoạt động cho vay vốn đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ, góp phần quan trọng trong việc trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
Nhằm tạo điều kiện cho các gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình. Các cấp Hội thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn để tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế. Tính đến thời điểm 31/7/2018 các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh quản lý 06 nguồn vốn (vốn ủy thác NHCSXH,vốn Phần Lan, vốn Sufa, vốn 3PAD, vốn Misereor, Quỹ quay vòng các thị trấn nhỏ) với tổng dư nợ là: 735.279.188.000 đồng cho 44.145 hộ vay.
Trong các nguồn vốn các cấp Hội đang quản lý, nguồn vốn ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội chiếm 90% tổng dư nợ vốn với tổng dư nợ đến nay là: 677.389,12 triệu đồng cho 16.850 hộ vay đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh…để phát triển kinh tế gia đình. Nhằm quản lý nguồn vốn ủy thác có hiệu quả, Hội xác định cần phải nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, do vậy trong những năm qua các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, phòng giao dịch NHCSXH huyện tổ chức được các lớp tập huấn về nghiệp vụ vay vốn. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV luôn được Hội quan tâm kiện toàn, mạnh dạn thay thế những tổ trưởng năng lực yếu, kém. Những tổ trưởng yếu về nghiệp vụđược cán bộ Ngân hàng hướng dẫn ngay sau buổi giao dịch tại xã, vì vậy số
18
tổ TK&VV hiện nay do Hội phụ nữ quản lý là 577 tổ (trong đó số tổ xếp loại tốt, khá chiếm 90%). Đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng vốn vay, các cấp Hội đã chủ động phối hợp ngành chức năng tổ chức lớp tập huấn chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi, hạch toán thu chi… cho các thành viên vay vốn. Qua đó, giúp chị em biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, phát huy được hiệu quả đồng vốn, từđó xuất hiện nhiều hộ gia đình có mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao. Từ việc hỗ trợ cho vay vốn của Hội đã tạo điều kiện cho các gia đình hội viên phụ nữ nghèo, các gia đình chính sách, hộ khó khăn có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. Thông qua hoạt động vay vốn, Hội LHPN có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, nội dung sinh hoạt Hội phong phú, đa dạng hơn. Và quan trọng nhất, hoạt động nhận uỷ thác đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng CSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Từ đó giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong phát triển kinh tế và phát huy được tính sáng tạo của các tầng lớp tầng lớp phụ nữ, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, trong đó có nguồn vốn ủy thác NHCSXH. Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn tiếp tục chỉđạo Hội phụ nữ cấp cơ sở nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong hoạt động vay vốn ủy thác; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chỉ thị số 14/CT-TU ngày 16/10/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
19
chức thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền hội viên vay vốn nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ tổ viên trong việc trả lãi, gửi tiết kiệm hàng tháng, trả vốn gốc đến hạn, gửi tiết kiệm định kỳ. Cùng với đó, các cấp Hội tạo điều kiện cho chị em tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phương pháp quản lý nguồn vốn… để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống gia đình, góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và xây dựng NTM, đô thị văn minh.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm được rút ra
- Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng sách có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời đây cũng là chức năng quan trọng của tổ chức Hội trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, thúc đẩy các phong trào thi đua do Hội phát động
- Với Hội LHPN Việt Nam, việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết những khó khăn thách thức mà hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ cũng phải đối diện như: việc làm, phát triển kinh tế; ứng phó tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Những năm qua, Hội đã nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ hội trực tiếp làm công tác ủy thác ở tất cả các cấp và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn; gắn trách nhiệm của chi/tổ phụ nữ trong theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ người vay sử dụng và hoàn trả vốn. Hội đã phối hợp tổ chức được trên 40 nghìn lớp tập huấn với nội dung tập trung về nghiệp vụ, quy trình giải ngân, quản lý nguồn vốn; hướng dẫn các thủ tục, quy định mới trong hoạt động ủy thác....
- Thông qua hoạt động ủy thác, Hội LHPN Việt Nam có thêm điều kiện