cho vay.
3.2.1.1. Công tác nguồn vốn đến 31/12/2019:
-Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 10.726 triệu đồng. -Nguồn vốn huy động qua Tổ TK&VV: 5.797 triệu đồng.
-Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện: 19.313 triệu đồng. -Nguồn vốn Trung ương: 169.220 triệu đồng.
3.2.1.2. Công tác tín dụng:
Doanh số cho vay đạt 227.085 triệu đồng, với 5.164 lượt hộđược vay. Doanh số thu nợđạt 118.483 triệu đồng, bằng 55% doanh số cho vay. Tổng dư nợ toàn huyện đạt 205.056 triệu đồng, số hộ dư nợ 5.016 hộ (Số hộ thống kê theo chương trình vay).
*. Chương trình cho vay hộ nghèo:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 39.003 triệu đồng, tạo điều kiện cho 805 lượt hộ nghèo được vay vốn góp phần sản xuất, làm tiền đề cho việc thoát nghèo hàng năm.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 35.983 triệu đồng, bằng 90% so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 30.762 triệu đồng, dư nợ giảm 4.043 triệu đồng sao năm 2016, với 652 hộ nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 47 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 30/6/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Với kết quả cho vay như trên đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ, có công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống về vật chất cũng như tinh thần, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo . Từ đó
40
góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện, bình quân giảm từ 8%/năm (bình quân giảm tương ứng gần 300 hộ/năm), tổng số hộ nghèo của huyện năm 2016 từ 1.350 hộ đến cuối năm 2018 còn 502 hộ, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 25,9% đến cuối năm 2018 còn 9,4%.
*. Chương trình cho vay hộ cận nghèo:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 23.260 triệu đồng, tạo điều kiện cho 464 lượt hộ nghèo được vay vốn góp phần sản xuất, làm tiền đề cho việc thoát nghèo hàng năm.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 27.080 triệu đồng bằng 110% so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 26.406 triệu đồng, dư nợ giảm 3.945 triệu đồng so với năm 2016, với 535 hộ cận nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 49 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Với kết quả cho vay như trên đã tạo điều kiện cho các hộ cận nghèo có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ, đảm bảo duy trì cho việc thoát nghèo hàng năm. Góp phần làm giảm tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, bình quân giảm từ 2%/năm (bình quân giảm tương ứng gần 100 hộ/năm), tổng số hộ cận nghèo của huyện năm 2016 từ 836 hộđến cuối năm 2018 còn 552 hộ, tương ứng tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2016 là 16,04% đến cuối năm 2018 còn 10,38%.
*. Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 10.130 triệu đồng, tạo điều kiện cho 123 lượt hộ thoát nghèo được vay vốn góp phần sản xuất, làm tiền đề cho việc thoát nghèo bền vững hàng năm.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 1.577 triệu đồng, bằng 15,5% so doanh số cho vay.
41
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 12.598 triệu đồng, dư nợ tăng 8.693 triệu đồng, với 180 hộ mới thoát nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 70 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Với nguồn vốn cho vay từ chương trình này đã tạo điều kiện cho những hộ thoát nghèo trong vòng 03 năm được tiếp cận nguồn vốn để tiếp tục tạo tiền đề bền vững cho việc thoát nghèo, hạn chế thấp nhất việc tái nghèo, cận nghèo. Số hộ thoát nghèo năm 2016 là 515 hộ, 2017 là 366 hộ, 2018 là 557 hộ.
*. Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/2017/QĐ-TTg chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 20.863 triệu đồng, tạo điều kiện cho 410 lượt hộ nghèo được vay vốn góp phần sản xuất, làm tiền đề cho việc thoát nghèo hàng năm.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 43 triệu đồng, bằng 0,2 % so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 20.820 triệu đồng, dư nợ tăng 20.820 triệu đồng so năm 2016, với 383 hộ nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 53 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Chương trình cho vay theo quyết định số 2085 là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các hộ nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với lãi suất thấp hơn với chương trình hộ nghèo, và số vốn vay lớn, thời gian vay được kéo dài, qua đó đã tạo điều kiện cho hộ nghèo tại cùng đồng bào có vốn để mở rộng qui mô, an tâm sản xuất.
42
*. Chương trình cho vay giải quyết việc làm:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 34.975 triệu đồng,với 706 lượt hộđược vay vốn và đã tạo việc làm và duy trì việc làm cho hơn 800 lao động;
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 7.973 triệu đồng, bằng 23% so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 31.965 triệu đồng, dư nợ tăng 18.412 triệu đồng, với 673 hộ còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 47 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh, cây trồng vật nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; đã có tác động tích cực đến việc chuyển dần số lao động nông thôn thuần túy sang các ngành nghề khác có mức thu nhập cao hơn; nhiều hộ được vay vốn chương trình này đã tạo được việc làm ổn định, thu hút được lượng lao động ngoài xã hội vào làm việc và có thu nhập ổn định
* Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (HSSV):được triển khai từ năm 2006, chương trình đã có tác động tích cực đến toàn xã hội, đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhân dân cùng quan tâm; việc mở rộng đối tượng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì lý do không có nguồn tài chính; mở cơ hội mới cho việc học và đào tạo nghề nhất là đối tượng thanh niên tại vùng nông thôn, vùng khó khăn; tạo nguồn nhân tài, nhân lực cho Đất nước. Kết quả triển khai thực hiện như sau:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 210 triệu đồng,với 30 lượt hộđược vay vốn để trang trải chi phí học tập thường xuyên cho cho 07 sinh viên có cơ hội tiếp tục đi học.
43
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 2.713 triệu đồng, bằng 1.291 % so với doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 453 triệu đồng, dư nợ giảm 1.026 triệu đồng, với 21 hộ còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 21 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
*. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMT NT):
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 11.394 triệu đồng, với 769 lượt hộđược vay.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 7.543 triệu đồng, bằng 66% so với doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 12.660 triệu đồng, dư nợ tăng 2.975 triệu đồng, với 885 hộ còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 14 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Với tâm lý người dân ngoài khoản hỗ trợ trực tiếp của nhà nước thì cần thêm nguồn lực tín dụng ưu đãi để an tâm đầu tư. Vì vậy với số lượng vốn cho vay đã thúc đẩy các hộ gia đình vùng nông thôn đầu tư xây dựng được hơn 1.400 công trình nước sạch và vệ sinh, sửa sang chuồng trại. Qua đó đã góp phần quan trọng trong chỉ tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã.
* Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó:
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 55.170 triệu đồng,với 1.137 lượt hộđược vay vốn.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 33.282 triệu đồng, bằng 60% doanh số cho vay.
44 - Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 49.658 triệu đồng, dư nợ tăng 15.249 triệu đồng, với 1.125 hộ tại vùng khó khăn còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 44 triệu đồng. - Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Chương trình được triển khai từ năm 2007 tại 07 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng cho vay mở rộng, thủ tục cho vay đơn giản, mức vay 01 hộ thông qua tổ TK&VV đến 50 triệu đồng. Việc triển khai cho vay đối với chương trình này là thực hiện chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các vùng, miền trong cả nước. Nhiều hộ vay vốn chương trình đã mạnh dạn đầu tư theo mô hình kinh tế tổng hợp, phát triển cơ sở SXKD tại vùng nông thôn.
* Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (DTTS):
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 0 triệu đồng. - Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 424 triệu đồng. - Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 388 triệu đồng, dư nợ giảm 329 triệu đồng so năm 2016, với 49 hộ nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 8 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Chương trình này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, đến năm 2015 chương trình đã hết thời gian giải ngân nguồn vốn, từ năm 2016 đến nay chủ yếu tập trung thu hồi nguồn vốn theo quy định.
* Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở:
Thực hiện Quyết định số167 và QĐ 33/2017/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo nhà ở giai đoạn
45
2.Trên địa bàn huyện Ba Chẽ bắt đầu thực hiện chương trình này từ năm 2016 và đã hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2018.
- Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 17.950 triệu đồng,với 718 lượt hộđược vay vốn.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 1.365 triệu đồng, bằng 8% so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 18.846 triệu đồng, dư nợ tăng 16.493 triệu đồng so năm 2017, với 512 hộ nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 37 triệu đồng.
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
Đây là chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2, theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp, NHCSXH cho vay với mức lãi suất thấp, đã góp phần xây dựng được gần 400 căn nhà cho hộ nghèo theo chương trình. Qua đó nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2020, hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội.
* Chương trình cho vay Nhà ở xã hội:
Thực hiện Nghị định số 100 Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo nhà ở giai đoạn 2.Trên địa bàn huyện Ba Chẽ bắt đầu thực hiện chương trình này từ năm 2018.
-Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 1.000 triệu đồng,với 02 lượt hộđược vay vốn.
- Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 500 triệu đồng, bằng 50% so doanh số cho vay.
- Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 500 triệu đồng, dư nợ giảm 500 triệu đồng so năm 2016, với 01 hộ còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 500 triệu đồng.
46
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.
* Tín dụng chính sách đã tích cực cùng với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen” trong vùng đồng bào dân tộc. Kết quả dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới tại 07 xã đến nay là 183.278 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,3% trong tổng dư nợ của NHCSXH. Việc triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo chỉđạo của Chính phủđã đáp ứng được phần lớn về nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các đối tượng được thụ hưởng, hỗ trợ được các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt, cải thiện đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng, miền; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.