Luận văn thu thập số liệu sơ cấp bằng cách sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đối với các bên liên quan như Hội liên Hiệp phụ nữ huyện Ba Chẽ, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Chẽ và các hộ vay vốn ủy thác qua Hội liên hiệp Phụ nữ.
*Mẫu điều tra
Đối với Hội liên hiệp Phụ nữ: tác giả tiến hành 07 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó 01 cuộc đối với lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và 06 lãnh đạo Hội liên hiệp Phụ nữ cấp xã: 3 xã thực hiện điều tra và 3 xã không thực hiện điều tra. Mục đích cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thực trạng kết nối cung cầu các nguồn vốn tín dụng chính thức từ ngân hàng, những thuận lợi, khó khăn trong liên kết cho vay; tìm hiểu sâu tại 3 xã điều tra để có đánh giá sát thực, tìm hiểu tại 3 xã không điều tra để có đánh giá khách quan, tổng thể và chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu trên toàn địa bàn huyện.
Vì số hộ tham gia vay vốn là rất lớn, nên tác giả dựđịnh lựa chọn số hộ vay vốn dựa trên một số bước:
Bước 1. Chọn xã nghiên cứu
28
nhau trong huyện. (1) Xã Lương Mông là xã duy nhất trên địa bàn huyện không thuộc xã ĐBKK, cách trung tâm huyện 50km, là xã đầu tiên trong huyện được công nhận đạt chuẩn NTM (năm 2017) . (2) xã Đạp Thanh là xã ĐBKK, cách trung tâm huyện 30km, hoàn thành Chương trình 135 đồng thời đạt chuẩn NTM vào năm 2019. (3) Xã Thanh Sơn là xã ĐBKK, giáp Thị trấn Ba Chẽ, cách trung tâm huyện 8km, hoàn thành chương trình 135 năm 2019, phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020.
Bước 2. Xác định quy mô mẫu. Để đảm bảo tính khách quan tác giả sử dụng công thức Slovin để tiến hành xác định quy mô mẫu:
) * 1 ( 2 e N N n + = Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể (số hộ tham gia vay vốn qua Hội Phụ nữ năm 2019 của 3 xã điều tra là 160 hộ).
Chọn khoảng tin cậy là 93%, nên mức độ sai lệch e = 0,07 Có: n = 160/(1+160*0,072) = 89,69
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu trong đề tài là 90 hộ
Nội dụng chủ yếu của phiếu điều tra gồm các thông tin cơ bản về lao động, tình hình tham gia vào thị trường lao động, thu nhập, những thông tin phản hồi về thực trạng tiếp cận tín dụng.