Hoạt động của Tổ TK&VV:

Một phần của tài liệu KẾT NỐI CUNG -CẦU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÔNG QUA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 49 - 51)

Về mô hình TK&VV hiện nay hoạt động theo quy chế quy định tại Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổ TK&VV tập hợp được những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn trên một địa bàn dân cư, do các tổ chức CT-XH hướng dẫn thành lập và quản lý, được UBND cấp xã chấp thuận.

38

Thông qua hoạt động của Tổ TK&VV đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo tập huấn lồng ghép về khoa học, kỹ thuật trong sản suất và chăn nuôi, trang bị cho các đối tượng thụ hưởng đặc biệt là hộ nghèo có kiến thức cơ bản để phát triển kinh tế hộ; nâng cao ý thức cộng đồng trách nhiệm thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương.

Quy chế hoạt động của Tổ TK&VV theo quy định 01 tổ tối đa không quá 60 tổ viên, quản lý nhiều chương trình cho vay, vừa huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống tổ chức CT- XH thực hiện cơ chế quản lý dân chủ công khai từ cơ sở, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được thụ hưởng có điều kiện tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tài chính.

Đến nay 100% các thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện đều có Tổ TK&VV, số Tổ TK&VV đang hoạt động tính đến thời điểm 31/21/2019 là 109 tổ, trong đó có 92 hoạt động tốt, 15 tổ hoạt động khá, 02 tổ hoạt động trung bình; Bình quân 01 tổ TK&VV quản lý 1.881 triệu đồng dư nợ, số thành viên bình quân là 35 thành viên/01 tổ; Tổ TK&VV có số dư nợ cao nhất là 4.400 triệu đồng, tổ TK&VV có số dư nợ thấp nhất 500 triệu đồng.

Các chương trình tín dụng chính sách đã triển khai đều nhận được sự đồng thuận của nhân dân, của các cấp, của các ban ngành đoàn thể đã đồng tình ủng hộ cùng với NHCSXH tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Đây chính là mô hình xã hội hoá kênh tín dụng chính sách của NHCSXH mà các Ngân hàng Thương mại khác không thể có được.

Tổ TK&VV tại các thôn, khu được đánh giá là vai trò then chốt, “xương sống” trong hoạt động tín dụng chính sách, chính vì vậy hàng năm, hàng tháng đều được NHCSXH huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn về cách thức quản lý, quy trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách, với phương châm “cầm tay chỉ việc thường xuyên”.

39

Một phần của tài liệu KẾT NỐI CUNG -CẦU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÔNG QUA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)