Những ưu điểm kết nối cung cầu tín dụng qua hội phụ nữ huyện

Một phần của tài liệu KẾT NỐI CUNG -CẦU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÔNG QUA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 71 - 78)

3.5.1.1. Về thực hiện nội dung thỏa thuận * Công tác tuyên truyền, vận động:

60

Để cán bộ, tổ viên tổ TK&VV, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng hiểu đúng và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, Hội LHPN các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Hội LHPN cấp huyện đã phối hợp tốt với NHCSXH cùng cấp biên soạn, in ấn nhiều tài liệu tuyên truyền phù hợp, sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin, truyền thông như: báo, tạp chí, bản tin công tác Hội, website,… và chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin địa phương, thường xuyên đưa tin, bài phản ánh về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và hoạt động nhận ủy thác của Hội LHPN. Tuyên truyền tập trung vào đối tượng hộ vay vốn thông qua các kênh như đài truyền thanh, huyện, xã, cử cán bộ tham gia sinh hoạt cùng với tổ TK&VV để tuyên truyền, phổ biến, giải đáp thắc mắc của người dân giúp cho người dân nắm vững chế độ, chính sách từ đó việc triển khai các chính sách tín dụng được nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo thực hiện đúng quy định và nâng cao vai trò giám sát của người dân... Việc tuyên truyền nêu gương, động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ủy thác, các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác sử dụng vốn có hiệu quả cũng được Hội LHPN các cấp coi trọng.

Bên cạnh đó, các Hội LHPN đã phối hợp với NHCSXH tổ chức thi nghiệp vụ giỏi, thi tìm hiểu về Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội để cán bộ, Hội viên giao lưu học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường sự hiểu biết, gắn kết, động viên, biểu dương cán bộ, viên chức, người lao động NHCSXH và cán bộ tổ chức CT-XH nhận ủy thác.

Có thể khẳng định rằng công tác tuyên truyền của NHCSXH và Hội LHPN các cấp đã giúp cho người dân nhất là hộ nghèo nắm được chủ trương,

61

chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi; xóa bỏ mặc cảm tự ti, tâm lý trông chờ ỷ lại; phát huy nội lực phấn đấu giảm nghèo và vươn lên khá, giầu.

- Thường xuyên vận động các Tổ TK&VV hoạt động theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV, duy trì hoạt động tổ theo địa bàn dân cư để thuận tiện cho công tác quản lý Tổ.

- Chỉ đạo Hội LHPN cấp xã tham gia giám sát các phiên giao dịch và hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã và vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, hướng dẫn tổ viên thực hiện giao dịch với NHCSXH.

- Vận động tổ viên Tổ TK&VV chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ, thực hành tiết kiệm, giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.

- Để hoàn thành tốt các công việc nhận uỷ thác, những năm qua, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ nhận ủy thác và Tổ trưởng Tổ TK&VV đã được các cấp Hội LHPN phối hợp với NHCSXH thực hiện khá tốt, trong 03 năm đã có trên .... lượt cán bộ Hội LHPN các cấp và Tổ trưởng Tổ TK&VV được tập huấn. Ngoài việc phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn chuyên đề, các Hội LHPN cũng chủđộng đưa nội dung hoạt động ủy thác vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ hàng năm. Ngoài ra, hàng tháng NHCSXH đều duy trì lịch giao ban với Hội LHPN cấp xã và tổ trưởng tổ TK&VV tại Điểm giao dịch xã để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những tồn tại, sai sót kết hợp tập huấn nghiệp vụ, nhất là các nghiệp vụ, các chương trình mới.

Qua công tác tập huấn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ Hội LHPN, tổ trưởng Tổ TK&VV được nâng lên, thấy rõ trách nhiệm và những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, thu lãi, thu tiết kiệm do ngân

62

hàng uỷ nhiệm. Một số nơi sau khi tập huấn nghiệp vụ và thường xuyên họp rút kinh nghiệm đã có sự chuyển biến tích cực, làm tốt các nội dung uỷ thác, chất lượng tín dụng được nâng lên.

* Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban quản lý Tổ

và tổ viên Tổ TK&VV

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác được Hội LHPN các cấp chú trọng. Trong đó tập trung kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nội dung nhận ủy thác, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV, kiểm tra người vay sử dụng vốn…, Hàng năm, Hội LHPN các cấp đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép với các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ.

Trong 03 năm qua, Hội LHPN các cấp đã thực hiện 765 cuộc kiểm tra về hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của Hội cấp huyện, cấp xã; công tác lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Tổ TK&VV…

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Hội LHPN cấp huyện tham gia BĐD HĐQT NHCSXH đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát theo quy định. Ở cơ sở, Ban Thường vụ Hội cấp xã cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, tham gia chứng kiến các phiên giao dịch tại Điểm giao dịch và giao ban với NHCSXH đầy đủ theo quy định.

* Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH

Những năm qua, NHCSXH và tổ chức Hội LHPN nhận ủy thác luôn phối hợp chặt chẽ thực hiện có hiệu quả các nội dung ủy thác, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.

63

- Hội LHPN đã chỉ đạo cơ sở nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình.

- Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã do vậy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn năm sau giảm so với năm trước.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV hàng tháng, phối hợp với NHCSXH phân tích chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV trung bình, yếu do vậy hiện nay Tổ có chất lượng hoạt động trung bình ngày càng giảm.

3.5.1.2. Về thực hiện trách nhiệm của các bên

* Trách nhim ca t chc chính tr - xã hi

- Tổ chức thực hiện tốt những nội dung công việc nhận ủy thác không chỉ góp phần chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, thuận tiện đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà còn có tác động lớn tới công tác tuyên truyền, tập hợp hội viên và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Vì vậy, ngay sau khi ký Văn bản liên tịch, Hội LHPN đã ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức Hội nghị quán triệt và chỉ đạo Hội cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với NHCSXH cấp huyện. Hiện có 8 HPN cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với với PGD NHCSXH cấp huyện.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện ủy thác luôn được Ban Thường vụ Hội LHPN các cấp quan tâm. Ở mỗi cấp đều phân công 01 đồng chí lãnh đạo trực tiếp phụ trách và bố trí cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách theo dõi, tổ chức thực hiện. Phối hợp với NHCSXH ban hành bộ sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác từ cấp tỉnh đến cấp xã để hoạt động ủy thác được theo

64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dõi đầy đủ, chi tiết, khoa học, Hội đoàn thể nắm bắt kịp thời hoạt động của từng Hội, tổ TK&VV như tình hình nợ quá hạn, lãi tồn, công tác kiểm tra giám sát… phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung ủy thác, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Chỉđạo Ban Thường vụ tổ chức Hội LHPN cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của Tổ TK&VV.

- Tăng cường công tác chỉđạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc của tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp tỉnh, huyện đối với Hội LHPN cấp xã; các Tổ TK&VV thuộc Hội LHPN theo dõi, quản lý. Hàng năm, ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện, xã đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện ủy thác đảm bảo tần suất kiểm tra: Hội cấp huyện thực hiện kiểm tra 100% Hội cấp xã; Hội cấp xã thực hiện kiểm tra 100% Tổ TK&VV do Hội quản lý và kiểm tra 100% các hộ vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay. Sau kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra cho NHCSXH cùng cấp và Hội LHPN cấp trên để theo dõi và phối hợp khắc phục, chỉnh sửa những tồn tại, sai sót.

- Công tác giao ban, sơ kết, tổng kết hoạt động ủy thác theo định kỳ được thực hiện nghiêm túc. Căn cứ vào kết luận giao ban, Hội LHPN huyện có văn bản chỉ đạo hoạt động ủy thác và chấn chỉnh những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động ủy thác đến từng Hội LHPN cơ sở. Chỉđạo Hội LHPN cấp xã phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban thường xuyên theo lịch trực giao dịch của NHCSXH tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại xã.

- Bên cạnh hoạt động cho vay vốn, để giúp hộ vay sử dụng hiệu quả Hội LHPN huyện đã chủđộng phối hợp với ngành Nông nghiệp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các

65

hộ vay vốn. Ngoài ra, các cấp Hội còn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để tổ chức cho hội viên thăm quan, trao đổi kinh nghiệm. Hàng năm, các cấp Hội đã tham gia tổ chức và trực tiếp dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ vay tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộđạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giầu.

- Để thống nhất việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn phí và hoa hồng do NHCSXH chi trả, các Hội đoàn thể tỉnh đã có văn bản hướng dẫn các cấp Hội sử dụng phí ủy thác thống nhất và xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng phí của Hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Về cơ bản, nguồn phí ủy thác được quản lý và sử dụng đúng quy định phục vụ cho công tác chỉđạo và thực hiện hoạt động ủy thác.

* Trách nhim ca NHCSXH

- Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng TW giao, phối hợp với tổ chức HộiLHPN cho vay đúng đối tượng. Tạo điều kiện cho tổ chức Hội LHPN thực hiện tốt các nội dung ủy thác. Thanh toán đầy đủ và đúng định kỳ trả phí ủy thác. - Thông báo kịp thời cho Hội LHPN khi Thủ tướng Chính phủ có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, phối hợp với Hội LHPN tổ chức tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới.

- NHCSXH cấp huyện đã làm tốt việc chủđộng tổ chức giao ban theo định kỳ với Hội LHPN. Sau giao ban đã kịp thời thông báo kết quả thực hiện, hạn chế, tồn tại trong kỳ và thống nhất giải pháp khắc phục trong kỳ tiếp theo, đặc biệt quan tâm, chú trọng chất lượng giao ban tại xã.

- Hàng năm, NHCSXH tỉnh đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đối các đơn vị cấp huyện. Tại mỗi đơn vị được kiểm tra thực hiện kiểm tra 100% tổ chức CT-XH nhận ủy thác cấp huyện, tối thiểu 20% đơn vị nhận ủy thác cấp xã. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát được lập thành văn bản để theo dõi

66

và có cơ sở xử lý khi cần thiết. Đồng thời, thông báo vấn đề phát sinh liên quan đến ủy thác cho tổ chức Hội LHPN để phối hợp giải quyết.

Một phần của tài liệu KẾT NỐI CUNG -CẦU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÔNG QUA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 71 - 78)