3.2.2.1. Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện
Đơn vị: Đợt Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số 1.Cấp huyện Kiểm tra các xã 43 43 52 138 Kiểm tra tổ TK&VV 86 94 103 283 2.Cấp xã Kiểm tra tổ TK&VV 95 108 109 312
47
a) Nội dung kiểm tra: Tập trung kiểm tra sự chỉ đạo của Cấp ủy,Chính quyền, hoạt động của Ban Giảm nghèo cấp xã về việc thực hiện tín dụng chính sách, gắn với việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương theo Nghị quyết, Quyết định về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện ủy, HĐND& UBND huyện; của Cấp ủy,chính quyền địa phương các xã, thị trấn; việc phân phối nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách cho các cơ sở thôn, bản, khu phố. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác về việc triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách và xử lý nợ xấu tại địa phương.
b) Kết quả kiểm tra hàng năm: Các thành viên Ban đại diệnHĐQT huyện được phân công tối thiểu thực hiện kiểm tra địa bàn phân công phụ trách mỗi xã, thị trấn được 01 lần/năm; mỗi xã, thị trấn kiểm tra tối thiểu được từ 2-3 Tổ TK&VV vàtối thiểu từ 5hộ vay. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện đã có tác động tích cực đến việc tăng cường sự chỉđạo, giám sát của Cấp ủy, Chính quyền địa phương và của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác liên quan đến hoạt động các chương trình tín dụng chính sách tại đơn vị; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa bàn; Phân tích đánh giá thực trạng, chất lượng tín dụng; giải quyết những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các biện pháp khắc phục; từ đó có ý kiến đề xuất, kiến nghị với NHCSXH, với các cấp, các ngành bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Từ năm 2017 đến hết 2019 đã có 138 lượt thành viên Ban đại diện HĐQT tiến hành kiểm tra được 138 lượt cấp xã, 283 lượt tổ TK&VV, 476 lượt hộ vay.
3.2.2.2. Đánh giá công tác chỉđạo, kiểm tra, giám sát của các Cấp ủy, Chính quyền đoàn thể, tổ chức CT-XH nhận ủy thác và nhân dân:
- Công tác kiểm tra, giám sát của Cấp ủy, Chính quyền cấp xã, thị trấn thông qua việc phân công thành viên trong Ban Giảm nghèo phụ trách đến từng thôn, bản, khu phố; giao nhiệm vụ cho Trưởng thôn, bản, khu phố, Tổ Trưởng
48
tổ TK&VV quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến việc giám sát hoạt động của tổ TK&VV, tổ chức họp bình xét cho vay công khai, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của thành viên vay vốn, tham gia đôn đốc, xử lý nợ xấu và nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Công tác kiểm tra giám sát của tổ chức CT-XH nhận ủy thác chủ yếu là kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV trong việc công khai dân chủ bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, nhất là chính sách với các xã vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số; việc chấp hành chế độ thu lãi của Ban quản lý tổ; kiểm tra giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ gốc vay của tổ viên. Kết quả kiểm tra cấp hội đoàn thể huyện: năm 2017 được 27 lượt xã tại 42 tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 276 hộ; năm 2018 được 27 lượt xã tại 45 tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 243; từ đầu năm 2019 đến nay được 19 lượt xã tại 32 tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 172 hộ. Đối với cấp hội đoàn thể cấp xã kiểm tra: năm 2016được 106 lượt tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 532 hộ; năm 2017được 106 lượt tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 599 hộ; năm 2018 được 106 lượt tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 610 hộ; năm 2019 được 109 tổ TK&VV, với số hộ kiểm tra là 633 hộ.
- Thông qua việc bình xét cho vay công khai tại tổ TK&VV, có sự giám sát và chứng kiến của tổ chức CT-XH cấp xã, Trưởng thôn, bản, khu phố; việc UBND cấp xã ký xác nhận danh sách đề nghị NHCSXH cho vay đã phát huy được vai trò chỉ đạo giám sát của chính quyền cơ sở, cộng đồng tập thể đến việc bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng.
- Thông qua công tác phối hợp kiểm tra sau khi giải ngân, đối chiếu dư nợ đến từng hộ vay vốn nắm bắt được tình hình sử dụng vốn của người vay, biết được tâm tư, nguyện vọng hộ vay, phát hiện những tồn tại, thiếu sót để kịp thời chỉđạo đề xuất với chính quyền địa phương và Ngân hàng.
- Thông qua việc NHCSXH niêm yết công khai danh sách hộ vay vốn tại điểm giao dịch đã thể hiện tính công khai minh bạch trong việc cho vay, phát huy được vai trò kiểm tra giám sát của nhân dân tại địa phương.
49
* Qua công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp trong những năm qua chưa phát hiện trường hợp nào vay hộ, vay ké, xâm tiêu chiếm dụng vốn tín dụng chính sách của nhà nước. Những trường hợp nợ đọng lãi, nợ có nguy cơ phát sinh nợ xấu đều được dự báo từ trước và Ban đại diện HĐQT huyện đã chỉ đạo kịp thời các ban ngành liên quan và cơ sở phối hợp thực hiện, đồng thời tích cực thường xuyên làm việc với Tòa án để xử lý những vụ việc có liên quan đến nguồn vốn tín dụng chính sách để xử lý thu hồi vốn về cho nhà nước đúng quy định.
3.3. Thực trạng kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng qua Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho vay của phụ nữ trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho vay của NHCSXH