Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 29 - 33)

2. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực với ngành

2.2Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực

2.2.1 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Bất cứ nguồn lực hay hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần có bộ phận quản lý để đảm bảo các nguồn lực hay hoạt động được vận hành tốt nhất. Nhân lực lại là nguồn lực quan trọng nhất, vì thế hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng được chú trọng và ưu tiên hơn.

Quản trị nguồn nhân lực (còn gọi là quản lý nguồn nhân lực) có nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới góc độ là nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Còn khi đi sâu vào các hoạt động của Quản trị nguồn nhân lực, có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển dụng, tuyển chọn, sử dụng, phát triển và tạo động lực cho nhân lực trong doanh nghiệp.

Song dù hiểu ở góc độ nào thì quản trị nguồn nhân lực vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và duy trì số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

2.2.2 Các hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực

Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy quản trị nguồn nhân lực bao gồm rất nhiều hoạt động, tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động đó theo 3 nhóm chức năng chủ yếu sau:

Nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này bao gồm các hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo đủ số lượng nhân lực cần thiết để hoạt động. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải thực

23

hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực, thiết kế và phân tích công việc, cuối cùng là tuyển dụng và bố trí nhân lực.

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp từ đó có phương án thu hút, tuyển dụng nhân lực để đáp ứng nhu cầu đó.

Thiết kế và phân tích công việc là quá trình xác định và khảo sát những nhiệm vụ liên quan đến công việc từ đó xây dựng được cơ sở để tuyển dụng nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về trình độ ở từng vị trí trong doanh nghiệp.

Tuyển dụng và bố trí nhân lực là quá trình thu hút và tuyển chọn những nhân lực có trình độ đáp ứng được những yêu cầu và nhu cầu đặt ra, đồng thời phân bổ vào các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.

Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của nhân viên. Bên cạnh việc đào tạo những kiến thức mới thì việc cập nhật những cải tiến về công nghệ, về công cụ hỗ trợ làm việc cho nhân viên cũng rất cần thiết. Mục tiêu của nhóm chức năng này là nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả năng của bản thân.

Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này có nhiệm vụ duy trì được nguồn nhân lực đã được xây dưng và đào tạo để tránh lãng phí thời gian, của cải và sức lực của doanh nghiệp. Những hoạt động chính bao gồm: kiểm tra đánh giá nhân lực, quản lý thù lao, phúc lợi, bảo hiểm,…và duy trì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

24

2.2.3 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực với ngành Logistics

Với bất cứ doanh nghiệp hay ngành nghề nào thì quản trị nguồn nhân lực luôn đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì con người là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực sẽ quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và sự lớn mạnh của ngành nghề đó trong cơ cấu kinh tế.

Quản trị nguồn nhân lực giúp mở rộng quy mô ngành

Mỗi ngành nghề sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động, mỗi doanh nghiệp tự quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành đồng thời gia tăng được số lượng nhân lực cho ngành.

Logistics là một ngành đang được chú trọng trong những năm gần đây. Một hoạt động quản trị nguồn nhân lực của ngành có thể kể đến là đào tạo ngành Logistics ngay từ bậc Đại học. Đây được xem là hoạt động giúp gia tăng số lượng nhân lực của ngành nhiều nhất, tư đó mở rộng được quy mô của ngành.

Quản trị nguồn nhân lực giúp phát triển doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có khả năng quản trị nhân lực tốt sẽ tuyển dụng được những nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tối ưu hóa được nguồn lực, sử dụng và phân bổ nhân lực hợp lý, không dư thừa hay thiếu hụt. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn chủ động ứng phó với các biến động của thị trường lao động nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

Như vậy, Nhân lực luôn được coi là yếu tố quan trọng, có vai trò then chốt đối với sự phát triển và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Logistics. Trong khi đó, Logistics là một ngành được đánh giá đem lại nhiều lợi ích trong kinh doanh. Hơn nữa trước xu thế toàn cầu hóa, các hoạt động Logistics xuyên

25

suốt từ khâu sản xuất đến tiêu dùng càng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô của quốc gia. Vì vậy có thể thấy, nhân lực ngành Logistics là nhân tố thiết yếu và là động lực đối với sự phát triển của nền kinh tế.

26

Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS VÀ NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN NAY.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 29 - 33)