Hệ quả của thiếu hụt nhân lực trong ngành Logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 61 - 62)

3. Thực trạng nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam

3.2Hệ quả của thiếu hụt nhân lực trong ngành Logistics Việt Nam

Nhu cầu thì lớn song khả năng đáp ứng lại chưa cao dẫn đấn sự thiếu hụt lớn về nhân lực ngành Logistics Việt Nam gây ra những hệ quả đáng tiếc.

Đầu tiên là doanh nghiệp Logistics Việt Nam mất đi cơ hội cạnh tranh. Thống kê được đưa ra tại hội thảo liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics do trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức tại Hà Nội năm 2018 cho thấy quy mô thị trường Logistics Việt Nam mới chỉ chiếm 0,5% thị trường Logistics toàn cầu, một con số quá nhỏ so với tiềm năng của ngành này. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô và chất lượng nguồn nhân lực hiện chưa cao dẫn đến cản trở cho việc phát triển của doanh nghiệp, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam.

50

Hệ quả tiếp theo chính là việc nhân viên phụ trách Logistics của doanh nghiệp phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ một lúc, gây quá tải cũng như không tránh khỏi sai sót khi thực hiện những lĩnh vực không phải chuyên môn chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thuê thêm nhân viên bên ngoài làm việc thời vụ khi nhu cầu về dịch vụ Logistics tăng cao trong một thời điểm. Tuy nhiên việc thuê nhân sự bên ngoài có nhiều bất cập như cần cẩn thận về bí mật, thông tin nội bộ doanh nghiệp, chi phí thuê ngoài cao làm giảm lợi nhuận của công ty.

Một hệ quả nữa là nhân viên Logistics thành thạo tiếng Anh chuyên ngành hiện nay chưa nhiều dẫn đến việc các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam ít có cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài, giảm cơ hội tiếp cận với nguồn khách hàng lớn và giá trị đơn hàng cao.

Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt ở cấp quản lý và chuyên gia là một rào cản lớn để ngành Logistics Việt Nam phát triển. Đây chính là nguyên nhân cho việc các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hiện nay chưa thể tham gia sâu và bao hàm nhiều dịch vụ trong chuỗi hoạt động Logistics.

Đây là những hệ quả khiến cho ngành Logistics chưa thể phát triển đúng tầm của nó. Vì vậy rất cần những kiến nghị, giải pháp để khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực này, mục tiêu đưa ngành Logistics Việt Nam phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 61 - 62)