3. Thực trạng nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam
3.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics của các trường Đạ
Học, Cao Đẳng hiện nay
Tuy là một ngành khá mới mẻ so với những ngành truyền thống đã được các trường đại học, cao đẳng đào tạo nhưng Logistics cũng đang được quan tâm và tiến tới đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường trong những năm gần đây. Những trường đã tuyển sinh chuyên ngành/ngành Logistics có thể kể đến
51
như Đại học Giao thông Vân tải Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đại học Hàng Hải (2014), Đại học Kinh tế quốc dân (2018),… cùng nhiều trường khác như Đại học Thương mại, Học viện Tài chính cũng đang tiến thành các thủ tục để mở chuyên ngành/ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong năm 2019. Năm 2018 đánh dấu một bước lớn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mở thêm mã ngành 52510605 – chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng thuộc khối ngành Quản lý Công nghiệp, cùng với mã ngành Logistics và Vận tải đa phương thức thuộc khối ngành Khai thác Vận tải.
Mặc dù đã có sự đầu tư cho phát triển đào tạo Logistics ở cấp bậc đại học, cao đẳng, tuy nhiên vẫn chưa đào tạo đủ số lượng cũng như chất lượng đầu ra chưa cao. Về tài liệu thì tuy đều đã sử dụng mã nguồn mở nhưng chủ yếu tài liệu liên quan đến chuyên ngành vẫn ở bản Tiếng Anh, chưa có Tiếng Việt để phục vụ mặt bằng chung của sinh viên. Số trường biên soạn giáo trình riêng phục vụ cho yêu cầu giảng dạu và học tập các học phần Logistics chưa nhiều. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị để sinh viên thực hành và thực tập hầu hết chưa được trang bị. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho sinh viên sau khi tốt nghiệp khó tiếp cận với thực tế hoạt động Logistics tại doanh nghiệp.
52
Chương 3: KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN SỰ THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LOGISTICS TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC