2. Thực trạng hoạt động Logistic sở Việt Nam
2.3 Dịch vụ kho bãi
Nhu cầu nhà kho tại Việt Nam đang trên đà tăng mạnh, chiếm tỷ lệ lợi nhuận cao trong chuỗi dịch vụ Logistics nhờ các ngành sản xuất phát triển và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Theo đó, giá thuê nhà kho cũng được kỳ vọng sẽ tăng trong các năm tới từ 1,5% đến 4% mỗi năm.
Ở mảng dịch vụ kho bãi, ngoài kho CFS và ICD có thể được chia làm bốn loại chính, phục vụ cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm kho thường, kho ngoại quan, trung tâm phân phối và kho lạnh. Thống kê của StoxPlus cho biết, hiện nay tại Việt Nam, tổng diện tích của các trung tâm phân phối vào khoảng 3.000.000m2. Đối với hệ thống kho lạnh, tổng sức chứa là 450.000 pallets với khoảng 20 hệ thống kho lạnh được quản lý chuyên nghiệp ở phía Nam, 40 - 50 ở khu vực phía Bắc cùng nhiều kho nhỏ, lẻ do các công ty sản xuất sở hữu và 155 kho ngoại quan.
Đa phần các kho bãi nằm ở miền Nam, chiếm tới hơn 70% diện tích kho bãi. Các công ty cung cấp dịch vụ kho chủ yếu bao gồm:
• Khu vực miền Nam: Tân Cảng Sài Gòn, Mapletree, Sotrans, Gemadept, Vinafco, DHL,Thăng Long, Cảng Phúc Long, YCH - Protrade, Damco, Transimex, IndoTrans Logistics, Draco,...
• Khu vực miền Bắc: Vinafco, Tân Cảng Sài Gòn, Mapletree, Draco, IndoTrans Logistics,..
Các công ty nội địa như Tân Cảng Sài Gòn, Vinafco, Sotrans, Transimex với các ưu điểm chính là quỹ đất lớn để xây kho, giá thấp, nhưng hạn chế lớn nhất là các
44
dịch vụ giá trị gia tăng còn hạn chế, điều này ảnh hưởng cao tới quyết định lựa chọn kho bãi của khách hàng. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm DHL, Damco, IndoTrans, Mapletree, FedEx, Gemadept (có một phần vốn của CJ Logistics) có lợi thế đến từ quản lý chuyên nghiệp cùng với dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, dán nhãn, hệ thống tự động với chức năng theo dõi và quản lý hàng tồn kho, quy trình tối ưu, đang chiếm thị phần cao hơn.