Thực trạng và nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 56 - 61)

3. Thực trạng nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam

3.1Thực trạng và nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam

3.1.1 Thực trạng nhân lực ngành Logistics Việt Nam

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành Logistics Việt Nam đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực có cả kỹ năng, trình độ chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên nhân lực ngành Logistics hiện nay thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng.

Theo thông tin của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics cho biết, hiện số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp Logistics chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu về nhân lực Logistics hiện nay. Bên cạnh đó tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên môn chỉ chiếm 5-7%. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nguồn nhân lực Logistics cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện có tới 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp Logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo, chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam thì nhân lực Logistics tại doanh nghiệp được chia thành 4 cấp báo gồm:

- Cấp quản trị gồm các nhà lãnh đạo cấp cao như: giám đốc, phó giám đốc Logistics

46

- Cấp quản lý và chuyên gia là các nhà lãnh đạo cấp trung như: trưởng phòng Logistics

- Cấp điều phối và giám sát như: tổ trưởng tổ vận chuyển, chuyên viên hoạch định lộ trình vận tải,..

- Cấp nhân viên – Kỹ thuật như: lái xe, đóng gói hàng, điều khiển xe nâng,..

Theo đó nhu cầu về cấp quản lý và chuyên gia đang cao nhất với 57,1% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là nhân lực ở cấp điều phối giám sát chiếm 33,3%, cấp nhân viên kỹ thuật là 14,3%. Cuối cùng, rất ít doanh nghiệp (chiếm 9,5%) có nhu cầu tuyển dụng nhân lực ở cấp quản trị.

Bên cạnh những con số về nhu cầu và phân bổ vị trí thì một khảo sát nữa về trình độ nhân lực Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ ra hướng đi cần tập trung cho đào tạo và phát triển nhân lực hiện nay.

Hình 3.1: Trình độ nhân lực Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam

CầếpCầếpQuCầếpảnQutrQuảịnảtrnị;tr0ị;.00%

CầếpCầếpQuQuảnảlýn lývàvà

Cầếp Quản lý và Chuyến gia

Chuyếngia;gia;0.00%

Cầếp Điếầu phốếi và

Cầếp Điếầu phốếi và Giám 4sát.30% Giám sát; 0

Cầếp NV Kyỹ thuậ t - Nghiệ p ụv 0% 0.17 Cầếp Quản lý và 17.40% Chuyến gia; 0 Cầếp Điếầu phốếi 21.80% Giám sát; 0 Cầếp NV Kyỹ thuậ t Nghip v; 0.00% 90% 100%

(Nguồn: Báo cáo Logisitics Việt Nam 2018)

Theo Quyết định 200/QĐ/Thủ tướng, một số mục tiêu phát triển cụ thể của ngành Logistics đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng 15-20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8-10%; tỷ lệ thuê ngoài 50-60%; chi phí Logistics tương đương 16-20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên.

Với những mục tiêu được đặt ra đó thì những con số trên về nguồn nhân lực Logistics cần được phân tích, đánh giá và đưa ra hướng cải thiện nhanh chóng.

3.1.2 Nhu cầu nhân lực ngành Logistics Việt Nam

Từ những thực trạng và mục tiêu được đề ra có thể thấy ngành Logistics Việt Nam đang ở tình trạng khát nhân lực. Tuy nhiên thiếu hụt ở đâu, nhu cầu nhân lực ở từng lĩnh vực là bao nhiêu thì cần làm rõ để có hướng điều chỉnh và phân bổ nhân lực tốt nhất.

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2018, nhu cầu nhân lực của ngành trong một giai đoạn nào đó có thể tính bằng công thức sau:

Dlog = N x n x (1+d)t Trong đó:

Dlog: là nhu cầu nhân lực Logistics trong một giai đoạn N: là số doanh nghiệp trong ngành

n: là quy mô nhân lực Logistics trung bình tại 1 doạn nghiệp

d: là mức tăng trưởng nhân lực bình quân trong một giai đoạn

t: thời gian của một giai đoạn

Nhu cầu sẽ xuất phát từ cả doanh nghiệp dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vì vậy, cần tìm hiểu khảo sát nhu cầu của cả 2 phía để có cái nhìn tổng quan nhất về nhân lực ngành Logistics. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48

Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics

Theo số liệu công bố trong Sách Trắng Logistics VLA 2018, số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2016 là 22.366 thì đến năm 2018, con số này là khoảng 30.971 doanh nghiệp, tăng 30%. Trong đó, hiện có 12.025 doanh nghiệp Logistics có quy mô dưới 5 người (chiếm 38,83%); 8.400 doanh nghiệp có từ 5-9 người (27,12%); 8.781 doanh nghiệp có từ 10-49 người (28,35%); 1.385 doanh nghiệp có từ 50-199 người (4,47%); 152 doanh nghiệp có từ 200-299 người (0,49%); 114 doanh nghiệp có từ 300-499 người (0,37%); 74 doanh nghiệp có từ 500-999 người (0,24%); 32 doanh nghiệp có từ 1000-4999 người (0,1%) và 8 doanh nghiệp có trên 5000 người (0,03%). Trên cơ sở số liệu thống kê này có thể ước tính quy mô nhân lực trung bình tại các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam khoảng 20 người/doanh nghiệp. Mức tăng trưởng nhân lực bình quân tại các doanh nghiệp là khoảng 7,5%. Do đó, với:

- Số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logisics Việt Nam là N = 30.971

- Quy mô nhân lực trung bình là n = 20

- Mức tăng trưởng về nhân lực d = 7,5%

Thì nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics trong gia đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 (t = 8 năm) sẽ là:

30.971 x 20 x (1 + 0,075)8 = 1.104.722 người (1)

Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi cả nước tính đến thời điểm 31/12/2017 là N = 561.064 doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô trung bình 100 người thì sẽ cần ít nhất 4 nhân lực về Logistics (quản lý xuất nhập khẩu, mua hàng, kho

49

hàng, vận tải và phân phối). Nói cách khác tỷ lệ nhân lực Logistics trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là 4%. Quy mô nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam đạt khoảng 30 lao động/doanh nghiệp, tỷ lệ qua đào tạo Logistics (hoặc gần với Logistics) là khoảng 50%. Mức độ tăng trưởng về nhân lực là không cao, khoảng 5% do sự gia tăng tỷ trọng thuê ngoài trong những năm tiếp theo. Vậy thì trong giai đoạn 2018-2025, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam cần thêm số nhân lực Logistics là:

561.064 x (30 x 0.04 x 0,5) x (1 + 0,05)8 = 497.368 người (2) Như vậy, tổng nhu cầu về nhân lực ngành Logistics Việt Nam trong giai đoạn 2018-2025 ước tính là:

Dlog = (1) + (2) = 1.104.722 + 497.368 = 1.602.090 người

Với nhu cầu về nhân lực lớn như vậy thì việc phân bổ vị trí cần được khảo sát để có hướng đào tạo và phát triển đúng đắn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 56 - 61)