Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 36 - 37)

1. Thực trạng nền kinh tế Việt nam

1.2Hoạt động sản xuất

1.2.1 Hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản

Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ 2011-2015 bình quân mỗi năm tăng 3,81%, đây là tốc độ tăng tương đối cao, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp giữ mức phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tương đối nhanh của ngành lâm nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng với tốc độ bình quân 3,4%/năm; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 7,3%/năm và giá trị sản xuất thủy sản tăng 4,9%/năm.

Hai năm 2016 và 2017 do thiên tai gây thiê §t hại nặng nề nên tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn mục tiêu (2016: 1,36%; 2017: 2,9%). Sang năm 2018 có sự tăng trưởng ngành trở lại, đạt 3,93%.

Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm trong tổng

29

giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành từ 2,3% năm 2011 lên 3,5% năm 2015; tỷ trọng của ngành thủy sản vào hai năm tương ứng là 20,2% và 24,2%. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 77,5% năm 2011 xuống còn 72,3% năm 2015.

1.2.3 Sản xuất công nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2018, tỉ trọng công nghiê §p và xây dựng trong GDP đạt từ 30-35%, tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo so với toàn ngành công nghiệp tăng (từ 13,8% năm 2014 lên 15,28% năm 2018), là ngành giữ vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm dần ngành công nghiê §p khai khoáng (từ 10,82% năm 2014 xuống 7,47% năm 2017). Tỷ trọng ngành công nghiê §p chế biến, chế tạo trong xuất khẩu ngày càng tăng từ( 61% năm 2011 lên 81,3% năm 2017)

Tập trung cơ cấu lại ngành, lĩnh vực và sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị quốc gia, giá trị gia tăng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tích cực mở rộng thị trường ở các nước, các khu vực, không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 36 - 37)