1. Thực trạng nền kinh tế Việt nam
1.4 Hoạt động xuất nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể với kim ngạch hai chiều tăng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2011-2018 đạt 157,6 tỷ USD, nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2011-2018 đạt 161,2 tỷ USD. Tăng trưởng bình quân xuất khẩu giai đoạn 2011- 2018 luôn cao hơn nhập khẩu và cán cân thương mại thặng dư nhẹ trong năm 2012 (0,7 tỷ USD), năm 2014 (2,4 tỷ USD), năm 2016 (2,7 tỷ USD) và năm 2017
(2,1 tỷ USD). Riêng năm 2018 cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7,2 tỷ USD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, đã góp phần làm giảm
mức nhập siêu của giai đoạn này, góp phần đáng kể vào thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế.
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2018 (Tỷ USD) 300 250 200 150 100 50 0 2011 -50 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Về mặt hàng, nếu như năm 2011 có 17 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng kim ngạch thì năm 2018 đã có đã có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt đã có tới 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng gia công lắp ráp như: Điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép; hàng thủsản; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt ở 5 châu lục.
Trong năm 2018 vừa qua, châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54%); tiếp theo là châu Mỹ (xuất
khẩu chiếm 23,8%); châu Âu (xuất khẩu chiếm 19%, trong đó EU28 chiếm 17,2%); châu Đại Dương (xuất khẩu chiếm 2%); và châu Phi (xuất khẩu chiếm
1,2%).
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2018 có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 9,5% năm 2011 xuống 9,0% năm 2017. Tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng từ 88,6% năm 2011 lên 90,9% năm 2017 do hoạt động gia công lắp ráp điện thoại, linh kiện điện tử những năm gần đây phát triển mạnh, kết quả của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về thị trường, nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2018 vẫn thuộc về các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc luôn đứng ở vị trí dẫn đầu với tỷ trọng chiếm tới 29,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là các thị trường như khu vực ASEAN (14,4%), Hàn Quốc (16,7%), Nhật Bản (8,7%) và Đài Loan (6,6%).