3Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 2 (Trang 32 - 36)

igrmb-6

Thị trường chứng khoán là nơi hội tụ đầy đủ các cơ hội và cạm bẫy, nó có thể làm cho bạn giàu lên sau một đêm, nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên trắng tay ngay lập tức. Thị trường chứng khoán luôn hiện hữu một loạt các rủi ro, nhưng những rủi ro này không phải là không thể ngăn chặn được, nếu chúng ta có các biện pháp ứng phó kịp thời và hợp lý, thì có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Để tránh rủi ro, đầu tiên chúng ta phải học cách nhận biết và hiểu những rủi ro. Nhìn chung, rủi ro trong thị trường chứng khoán được chia thành ba loại:

Loại đầu tiên là rủi ro biến động giá thị trường. Cho dù đó là một thị trường chứng khoán đã ổn định hay thị trường chứng khoán mới nổi thì giá cổ phiếu cũng luôn thường xuyên biến động. Biến động giá là đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán, đó là điều không thể tránh khỏi. Cho dù là những thị trường chứng khoán ổn định như Mỹ hoặc thị trường chứng khoán mới nổi như Trung Quốc cũng đều phải trải qua các lần tăng giảm giá cổ phiếu như thế.

Loại thứ hai là rủi ro điều hành của công ty niêm yết. Giá cổ phiếu và kết quả điều hành công ty niêm yết thường có quan hệ mật thiết với nhau. Tình hình hoạt động trong tương lai của các công ty niêm yết là hoàn toàn không chắc chắn. Mỗi năm đều có nhiều công ty niêm yết bị thua lỗ do trình độ yếu kém của các nhà quản lý, giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ theo đó mà trượt dốc.

Loại thứ ba là rủi ro chính sách. Bất kỳ ban ngành liên quan nào của một quốc gia đều có những điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các chính sách, quy định thị trường chứng khoán, những chính sách đó tác động đáng kể vào các hoạt động của thị trường

chứng khoán, đôi khi còn dẫn đến biến động lớn. Ví dụ như: Thị trường chứng khoán Trung Quốc vào ngày 30 tháng 5 năm 2007, giao dịch chứng khoán đột nhiên tăng tỷ lệ từ một phần nghìn lên đến ba phần nghìn, làm cho giá cả trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến giảm mạnh trong các ngày giao dịch tiếp theo. Điều này đã dẫn đến tổn thất lớn cho các cổ đông.

Đôi khi, các phòng ban liên quan sẽ ban hành một số chính sách kinh tế, mặc dù không trực tiếp nhằm vào thị trường chứng khoán, nhưng vẫn sẽ có tác động rất lớn, các chính sách này, bao gồm cả tỷ giá hối đoái, ngành nghề và chính sách phát triển khu vực. Ví dụ như chính phủ Trung Quốc trong tháng 11 năm 2008 ban hành kế hoạch "gói 4.000 tỷ kích thích kinh tế", trở thành một làn sóng mang lại sự phục hồi đáng kể cho thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.

Buffett cho rằng, chìa khóa để đầu tư là biết làm thế nào để tự giúp mình, và khả năng tự cứu mình từ việc xem xét thận trọng toàn diện công ty đầu tư. Đừng một lúc đặt tất cả tiền vào cổ phiếu, mà hãy "nhắm chuẩn" một cổ phiếu rồi phân theo lô, mua theo từng giai đoạn, và trong tay cũng phải cho phép dự trữ đủ quỹ để đối phó với nguy cơ giá cổ phiếu giảm mạnh.

Kinh nghiệm của Buffett cho chúng ta biết rằng, nếu điều kiện kinh tế của nhà đầu tư còn yếu kém thì ngay từ đầu hãy giảm tỷ lệ số tiền đầu tư, điều này không chỉ giúp thu hồi tất cả các quỹ, mà chúng ta còn có thể chi tiêu một lượng nhỏ cho đầu cơ.

Theo Buffett, thận trọng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều lần so với việc mua ra bán vào theo sự lên xuống của thị trường, vì không ai có thể dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường chứng khoán, năm phút trước các cổ phiếu còn tăng mạnh, có thể năm phút sau sẽ bất ngờ xuống giá, hầu như không ai trên thế giới có thể luôn nắm bắt được những bước ngoặt này, trước khi đầu tư quy mô lớn, bạn phải đầu tư nhỏ kiểu dự kiến, đến khi có sự chắc chắn thì hãy mạnh tay đầu tư.

Buffett cho rằng, cẩn thận không phải là bảo thủ, càng không phải là biểu hiện của sự nhút nhát mà là một biểu hiện của sự sáng suốt, cũng là một sách lược. Chỉ cần nghĩ rằng, nếu một người không biết bảo vệ chính cuộc sống của mình thì còn nói gì đến khả năng phát triển? Thị trường chứng khoán cũng như vậy, khi vốn đã bị mất hết, thì lấy lợi nhuận từ đâu?

Từ kinh nghiệm của Buffett, chúng ta có thể rõ ràng thấy được một định luật: Sự thiếu thận trọng luôn luôn đi kèm với sai lầm, ngược lại, thận trọng luôn luôn đi cùng với chính xác. Vì vậy, để có được năng suất cao hãy kiểm soát sự rủi ro để giảm tổn thất.

Point

4l6v6-7

Tiền đề đầu tiên của sự phát triển là tồn tại. Để kiếm tiền trong thị trường chứng khoán, điều đầu tiên chúng ta phải học là không được để bị mất tiền, chỉ trên cơ sở này, chúng ta mới có thể nói đến tiền bạc.

Các rủi ro trong thị trường chứng khoán

● Rủi ro thị trường biến động giá:

Hàng ngày đều diễn ra sự biến động tăng giảm của thị trường chứng khoán.

21600-91

● Rủi ro hoạt động của các công ty niêm yết:

Công ty niêm yết gian lận, tham nhũng nhiều, cạnh tranh trong cùng ngành.

d6gtw-91-2

Tem thuế, tỷ giá hối đoái, các kế hoạch lớn về kinh tế của quốc gia. fg228-91-1

Lời khuyên từ Buffett:

9l93o-8

Nguyên tắc cao nhất của đầu tư gồm ba điều: Trước tiên, tránh để tránh rủi ro, phải giữ vốn. Thứ hai, cố gắng tránh rủi ro, để giữ vốn. Thứ ba, ghi nhớ điều đầu tiên và điều thứ hai.

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 2 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)