8Đừng nên dự đoán xu hướng thị trường

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 2 (Trang 49 - 53)

thị trường

igrmb-6

Trong đầu tư, Warren Buffett chỉ tin vào nhận định của chính mình về giá trị doanh nghiệp, ông không bao giờ dự đoán thị trường và cũng không tin người khác dự báo thị trường như thế nào. Năm 2002, khi buffett đầu tư vào dầu khí, những ngân hàng đầu tư như Salomon Brothers đã nhận định là nên bán ra, nhưng Buffett đã không làm theo nhận định của họ, kết quả là ông đã thành công. Buffett luôn tin rằng, chúng ta không bao giờ có thể dự đoán được thị trường. Ông đề nghị các nhà đầu tư nên tập trung vào nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp mà mình đầu tư chứ không nên dự đoán thị trường, bởi những điều như vậy rất vô ích, ngoài đức Chúa Trời, không ai có thể dự đoán được tương lai. Buffett cho biết: "Trong đầu tư, chúng ta xem mình là một nhà phân tích doanh nghiệp, chứ không phải là nhà phân tích thị trường, cũng không phải nhà phân tích kinh tế vĩ mô, hay nhà phân tích chứng khoán". Ông nói thêm: "Munger và tôi không bao giờ quan tâm đến thị trường chứng khoán, bởi vì nó là không cần thiết, và có lẽ điều này sẽ cản trở việc chúng ta có sự lựa chọn đúng. Xét cho cùng thì số phận kinh tế của chúng ta sẽ phụ thuộc vào vận mệnh kinh tế của công ty mà chúng ta đang nắm giữ cổ phiếu".

Nhiều nhà đầu tư luôn bị ám ảnh bởi những dự báo xu hướng thị trường chứng khoán, nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes đã từng nói: "Đừng cố gắng để rào đón xu thế của thị trường chứng khoán làm gì, điều cần làm là nên tập trung vào tìm hiểu doanh nghiệp mà bạn đã quen thuộc".

Ti vi, báo chí, các nhà phân tích cổ phiếu thường chưa tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp mà đã phát biểu về xu hướng giá của cổ phiếu. Về vấn đề này, Buffett khuyên nhà đầu tư không nên tin những điều nhà phân tích chứng khoán nói. Vì nếu họ biết các cổ phiếu nào ngày mai sẽ tăng giá, cổ phiếu nào sẽ giảm, thì liệu họ có chịu ngồi ở đó và suy tính các cổ phiếu cho bạn không?

Graham cho biết: "Với bất kỳ nhà đầu tư nào, kẻ thù lớn nhất trên thị trường không phải là thị trường chứng khoán mà là chính bạn. Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình trong thị trường chứng khoán, thì cho dù có một khả năng phân tích tuyệt vời, bạn cũng sẽ khó lòng có được chiến thắng".

Trong thị trường chứng khoán, nguy hiểm luôn rình rập khắp mọi nơi. Khi cổ phiếu đang lên giá, ai ai cũng đều có thể trở thành

những huyền thoại trong cổ phiếu, tất cả những người mua cổ phiếu đều có thể kiếm bộn tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, qua thời gian có thể thấy đa số mọi người vẫn bị mất tiền.

Thị trường chứng khoán sẽ luôn có người mua và người bán, người mua và người bán luôn đối nghịch nhau, nhưng dù thế nào đi nữa thì kẻ thù lớn nhất của các nhà đầu tư cũng vẫn là chính mình. Các nhà đầu tư thường vì quá tham lam mà đầu cơ quá nhiều vì thế dẫn đến phải chịu mất mát; ngược lại, có những nhà đầu tư quá lo sợ, quá bảo thủ nên lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tuyệt vời.

Khi mua bán cổ phiếu, không ai bắt buộc bạn phải mua, nhưng nhà đầu tư khi giao dịch, thấy được thị trường tốt liền bán ra, khi thị trường ảm đạm thì lại mua vào và cái nhận được là sự tổn thất. Trên thực tế, những tổn thất này là do tự mình gây ra, không hề liên quan đến những người khác.

Đặc biệt, một số nhà đầu tư khi nghe được tin đồn rằng, giá của một cổ phiếu nhất định sẽ tăng, liền lập tức mua rất nhiều cổ phiếu. Khi chứng minh được những tin đồn này là sai thì họ đã bị mất một khoản không nhỏ. Tổn thất này là do ai? Tất nhiên, là do chính bản thân các nhà đầu tư, bởi họ không có chính kiến và tin mù quáng vào những tin đồn vô căn cứ.

Lại có một số nhà đầu tư sau khi phân tích, thấy được xu thế sẽ tăng hoặc sẽ giảm của cổ phiếu, nếu anh ta tin tưởng vào phân tích riêng của mình để kinh doanh cổ phiếu thì có thể có cơ hội giúp anh kiếm được nhiều tiền, nhưng đôi lúc, họ lại không dám tin vào

những phân tích của chính mình, và cũng bởi tâm lí không tự tin này, một lần nữa bỏ lỡ cơ hội để kiếm tiền lớn.

Nếu đầu tư thất bại, chúng ta nên đổ lỗi cho ai? Có lẽ, xung quanh chúng ta có đủ các loại kẻ thù mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được, nhưng thực sự kẻ thù lớn nhất chính là chúng ta. Thay vì phân tích tâm lý các nhà đầu tư đối lập, các dòng vốn của đối phương, phương thức đầu tư và các lý do kinh doanh, thì tốt hơn hết, hãy phân tích ý tưởng của chính mình.

Chúng ta nên bình tĩnh và cẩn thận phân tích về lý do tại sao mình lại bị tổn thất, tại sao bỏ lỡ cơ hội, tại sao đánh giá sai, tại sao tin vào tin đồn, tại sao tổn thất vẫn không được hạn chế, tại sao lại mua một số cổ phiếu rác. Trong thị trường chứng khoán, để hạ gục đối thủ của bạn, trước tiên bạn phải tìm hiểu làm thế nào để chiến thắng chính mình.

Point

4l6v6-7

Trên thế giới này không có nhà tiên tri chính xác, và đặc biệt, trong thị trường chứng khoán lại càng không thể có.

Các chuyên gia phân tích về cổ phiếu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

ymzk-99

Lời khuyên từ Buffett:

Trong quá khứ, tôi không có sở trường về dự đoán các biến động ngắn hạn của thị trường, tất nhiên, bây giờ tôi cũng không có khả năng đó. Trong thực tế, tôi không hề biết gì về xu thế cổ phiếu trong sáu tháng hay một, hai năm tới.

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 2 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)