Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ tầng Thác Bà (np 3-ε1)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 32)

Các trầm tích của hệ tầng lộ ra với diện tích khoảng 171 km2tại huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Diện phân bố của hệ tầng thường bị các khối granit của phức hệ Sông Chảy xuyên cắt. Thành phần gồm: phần dưới là đá phiến thạch anh sericit - clorit, đá phiến 2 mica, xen các lớp mỏng quarzit, gnei migmatit; phần trên là quarzit phân lớp dày, đá vôi tái kết tinh, đá hoa phân dải.

Báo cáo Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1: 100.000 tờ Tuyên Quang đã nghiên cứu tầng chứa nước này qua kết quả công tác đo vẽ ĐCTV, khoan hút nước thí nghiệm các lỗ khoan. Tuy nhiên trong địa phận tỉnh Tuyên Quang không có lỗ khoan nào. Trong báo cáo lập ản đồ khảo sát 262 điểm lộ chỉ có 3 điểm lộ có lưu lượng Q > 0,5 l/s, trong địa phận tỉnh Tuyên Quang có 9 điểm lộ, chỉ có 3 điểm có lưu lượng Q = 0,1÷0,22 l/s; còn 6 điểm có lưu lượng Q < 0,1 l/s; tất cả 139 giếng đều có lưu lượng Q < 0,1 l/s; trong 20 lỗ khoan có 10 lỗ khoan ở các đới hủy hoại của các đứt gãy có tỉ lưu lượng q > 0,2 l/s. Vậy tầng chứa nước này có mức độ nghèo nước

Dựa vào thành phần thạch học của tầng chứa nước, kết quả của Báo cáo Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1: 200.000 tờ Tuyên Quang, có thể xếp tầng này vào loại nghèo nước, mức độ chứa nước không đồng nhất, nước thường tồn tại chủ yếu trong các đới hủy hoại của đứt gãy kiến tạo trong các đá carbonat biến chất.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)