Quan sát vết lộ địa chất thuỷ văn

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 50 - 53)

Vết lộ địa chất thuỷ văn bao gồm các vết lộ tự nhiên và các vết lộ nhân tạo.

* Vết lộ tự nhiên

tiến hành quan sát, dọn vét vết lộ ở đầu điểm lộ nước, mô tả đặc điểm địa hình, địa mạo nơi xuất lộ nước, điều kiện thế nằm, đặc điểm nứt nẻ của đất đá chứa nước, phát hiện các đới nứt nẻ nhằm xác định chính xác dạng chảy cuả nguồn lộ, mô tả tính chất vật lý của nước, đo lưu lượng, nhiệt độ của nước, nhiệt độ không khí tại nguồn lộ. Mỗi vết lộ tự nhiên được mô tả theo thứ tự sau:

Đánh dấu ghi vào sổ nhật ký, định điểm trên bản đồ tài liệu thực tế;

- Nêu vị trí của vết lộ, độ cao tương đối so với địa hình, hoặc suối, nơi xuất lộ mạch nước;

- Mô tả đất đá mà từ đó nước xuất lộ về mức độ nứt nẻ, thành phần hạt, cấu tạo, tính chất vật lý của nước như: màu, mùi, vị, nhiệt độ, pH,…

- Nêu đặc điểm xuất lộ mạch nước chảy tràn hay thấm rỉ, đi lên hay đi xuống… - Đo lưu lượng mạch nước: tuỳ thuộc vào dạng nước chảy mà dùng các phương pháp đo khác nhau.

+ Nếu mạch nước chảy ra thành dòng, dùng thùng định lượng hứng nước và lưu lượng tính theo công thức:

Q = Trong đó: V - Thể tích thùng định lượng.

t - Thời gian nước chảy đầy thùng.

+ Nếu nước chảy tràn trên mặt đất thì khơi một chỗ cho nước tụ lại rồi dùng thùng định lượng hứng nước hoặc múc nước. Khi đó có thể xảy ra 3 trường hợp sau:

▪ Đối với mực nước hạ thấp: lưu lượng tính theo công thức:

V - Thể tích thùng

t1- Thời gian từ khi bắt đầu múc đến khi ngừng múc

t2- Thời gian ngừng múc đến khi hồi phục mực nước hoàn toàn ▪ Đối với mực nước không đổi: lưu lượng tính theo công thức:

Trong đó: t - Thời gian múc nước.

▪ Đối với mực nước dâng cao: lưu lượng tính theo công thức:

Trong đó: t1- Thời gian mực nước ở độ caoh1(độ cao ban đầu). t2- Thời gian mực nước ở độ caoh2(mực nước dâng). - Đo lưu lượng bằng các loại ván:

+ Khi lưu lượng nhỏ hơn 10 l/s dùng ván tam giác để đo, ván làm bằng gỗ, lưu lượng tính như sau:

Q = 0.14h2

+ Khi lưu lượng lớn hơn 10l/s dùng ván hình thang. Lưu lượng tính theo công thức:

Q = 0.0186bh

Trong đó: b - Chiều rộng

* Vết lộ nhân tạo

Là các giếng khoan, hố đào, giếng khai thác đơn lẻ. Khi gặp vết lộ này phải thu thập thông tin về chiều sâu, địa tầng, mực nước tĩnh, lưu lượng khai thác, chế độ khai thác, chất lượng nước. Nếu cần thì phải lấy mẫu nước.

Đối với các giếng dân, mô tả đặc điểm địa hình, địa mạo, mô tả địa tầng giếng, mô tả độ lỗ hổng, vật chất lấp nhét các lỗ hổng đối với đất đá bở rời của tầng phủ Đệ tứ, đối với đá gốc của đầu lộ vỉa, mô tả đặc điểm thành phần thạch học, tính phân lớp, nứt nẻ, đặc điểm và mức độ phong hoá, chú ý hàm lượng sét trong lớp đá phong hoá. Đo mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)