Quan trắc nước dưới đất:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 88 - 91)

Các lỗ khoan được lựa chọn làm lỗ khoan quan trắc nước dưới đất phải đạt yêu cầu về chiều sâu nghiên cứu, thuận lợi trong quá trình quan trắc mang lại hiệu quả cao. Các lỗ khoan thăm dò trong cùng tầng chứa nước, điều kiện ĐCTV ổn định nên tôi chọn lỗ khoan thăm dò TD01, TD02 làm trạm quan trắc nước dưới đất

Vậy khối lượng quan trắc tại mỗi trạm quan trắc là: - Mùa khô : 6 tháng × 5 lần/ 1 tháng= 30 lần. - Mùa mưa: 6 tháng × 10 lần/ 1 tháng = 60 lần.

Vậy, tổng số lần quan trắc tại 2 trạm quan trắc là: 30 + 60 = 180 lần. Khối lượng và vị trí trạm quan trắc được trình bày cụ thể trong bảng 6.1

Đối tượng quan trắc

Trạm quan trắc

Tần suất

quan trắc Nội dung Mục đích

Nước dưới đất TD01 90

Đo mực nước tĩnh, nhiệt độ nước, lấy mẫu nước Quan trắc động thái mực nước dưới đất, sự biến đổi thành phần hóa học Nước dưới đất TD02 90 Đo mực nước tĩnh, nhiệt độ nước, lấy mẫu nước Quan trắc động thái mực nước dưới đất, sự biến đổi thành phần hóa học Nước mặt QT1 90

Đo lưu lượng và lấy mẫu nước

Xác định mối quan hệ giữa tầng D1 với sông Lô, phân tích thành phần hóa học

QT2 90

Tổng 360

Lấy mẫu trong quá trình quan trắc

Để đánh giá sự biến đổi của chất lượng nước dưới đất theo thời gian, chúng tôi dự kiến 1 năm lấy 2 mẫu vào mùa mưa và mùa khô tại 2 lỗ khoan thăm dò TD01, TD02 trạm. Vậy số lần lấy mẫu là:

2 x 2 = 4 lần

6.4. Phương pháp tiến hành

Căn cứ vào nhiệm vụ cần giải quyết, công tác quan trắc động thái nước dưới đất sẽ tiến hành đo mực nước, nhiệt độ và lấy mẫu nước để phân tích thành phần hóa học, vi sinh vật, vi lượng, nhiễm bẩn của tầng chứa nước tại tất cả các điểm quan trắc.

Đo mực nước bằng dụng cụ đo mực nước là thước dây theo nguyên tắc dòng điện khép kín.

* Yêu cầu kỹ thuật khi quan trắc:

Quy trình kỹ thuật quan trắc động thái nước dưới đất được tiến hành theo đúng quy trình, quy phạm ĐCTV đã ban hành. Lộ trình quan trắc được tiến hành nhất quán, các điểm quan trắc được tiến hành tại cùng một thời điểm để đảm bảo quan trắc đồng bộ.

Các số liệu sẽ được ghi tự động một cách liên tục các ngày. Cứ 3 tháng phải tiến hành kiểm tra sự hoạt động của thiết bị.

Chú ý, thiết bị phải đặt dưới mực nước tĩnh 3 – 5m.

6.5. Chỉnh lý tài liệu

Các tài liệu quan trắc đều phải ghi vào sổ nhật ký quan trắc bằng bút chì, sau đó ghi vào sổ lưu trữ bằng mực đen. Từ tài liệu thu thập hàng tháng phải lập đồ thị quan hệ giữa mực nước và thời gian, lập đồ thị theo dõi sự biến đổi của chất lượng nước, chỉnh lý sổ mẫu và gửi mẫu đi phân tích.

Sau khi chỉnh lý xong xác định và làm rõ nguyên nhân gây biến đổi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 88 - 91)