Hút nước thí nghiệm đơn được tiến hành để xác định mức độ giàu nước, sơ bộ thông số địa chất thủy văn tầng chứa nước d1xác định mối quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp phục vụ đánh giá trữ lượng, chúng tôi dự kiến hút thí nghiệm đơn 3 lần hạ thấp mực nước .
Tiến hành hút nước thí nghiệm đơn với 3 lần hạ thấp mực nước Smaxtương ứng với cấp lưu lượng 100%QKT tại các lỗ khoan TD01, TD02. Một đợt bơm chỉ ngừng khi độ hạ thấp đạt trạng thái ổn định kéo dài 16 giờ trở lên (≥ 2 ca máy). Dự kiến mỗi lần hạ thấp 9 ca máy, vậy thời gian hút thí nghiệm đơn là : 9 x 3 x 2 = 54 ca máy.
- Đo hồi phục mực nước
Kết thúc mỗi đợt hút nước phải tiến hành đo mực nước ngay ở lỗ khoan hút nước và các lỗ khoan có ảnh hưởng cho đến khi đạt trạng thái ổn định (mực nước hồi phục tại vị trí ban đầu) rồi mới chuyển sang đợt tiếp theo.
Thời gian đo phục hồi cho 1 đợt bơm hạ thấp là 3 ca máy. Vậy số ca máy đo phục hồi mực nước của 2 lỗ khoan là: 3 x 2 x 3 = 18 (ca máy)
Tổng khối lượng của công tác hút nước được thể hiện trong bảng 5.1
Bảng 5.1. Tổng khối lượng công tác hút nước
STT Hạng mục công việc Đơn vị
tính Khối lượng Ghi chú
1 Hút thổi rửa lỗ khoan ca 6
2 Hút khai trương ca 6
3 Hút thí nghiệm đơn 3 lần hạ thấp ca 54
Đo phục hồi ca 18
Tổng ca 84
5.3. Phương pháp tiến hành
5.3.1. Hút thổi rửa lỗ khoan
a. Thiết bị bơm
Để thực hiện công tác thổi rửa lỗ khoan, trong phương án này tôi dự kiến sẽ sử dụng máy nén khí có nhãn hiệu AIRMAN PDS – 185S với các đặc tính kỹ thuật được trình bày trong bảng 5.2.
STT Thông số kỹ thuật Đơn vị tính Gía trị thông số máy AIRMAN PDS – 185S
1 Lưu lượng khí nén tối đa m3/phút 5
2 Công suất KW 37,9
3 Tốc độ quay Vòng/phút 1900
4 Thể tích bình nhiên liệu lít 90
5 Nhiên liệu tiêu hao l/h 15
6 Áp suất nén tối đa kG/cm2 12
7 Chiều sâu nâng nước tối đa m 120
8 Trọng lượng máy kG 805
9 Số xilanh Cái 4
10 Thể tích bình khí m3 0,03
11 Kích thước (dài*rộng*cao) mm 2374*1510*1330
b. Phương pháp
Công tác thổi rửa lỗ khoan được tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới, bắn tia ở đoạn ống lọc, tạo chân không đột ngột để bốc đáy. Dùng công suất lớn nhất của máy bơm ứng với điều kiện cụ thể của lỗ khoan. Thổi rửa đảm bảo nước lên trong, sạch mùn khoan, dung dịch, ống lọc thoáng không bị lấp nhét và hoạt động tốt.
Dụng cụ chủ yếu để sử dụng cho bơm tia là một đầu bơm có 2 hoặc 4 lỗ căn cứ vào áp suất của máy bơm bùn, cần thử nghiệm để khoan các lỗ khoan tia sao cho dòng nước đi qua có vận tốc lớn từ 30m/s đến 60m/s.
Các lỗ tia được thiết kế thẳng hướng vào ống lọc. Dung cụ bơm tia được quay từ từ và hạ dần dần trong ống lọc với tốc độ 0,3m/phút. Khi đến ống lọc từ từ kéo đầu tia lên với vận tốc khoảng 1,5m/phút. Dưới áp lực của khí nén sẽ làm cho vật chất lấp nhét ống lọc và mùn khoan bị thổi ra ngoài và theo hướng đi lên trên, đồng thời lượng nước đi lên sẽ xáo trộn và sục rửa thành ống lọc. Trong quá trình hút thổi rửa lỗ khoan phải tiến hành theo dõi sự thay đổi độ đục của nước theo thời gian